| Hotline: 0983.970.780

Bén duyên báo ngành

Thứ Hai 07/12/2015 , 11:55 (GMT+7)

Là một kỹ sư nông nghiệp tôi không hề nghĩ mình lại có thể là cây bút cộng tác tích cực cho một tờ báo ngành như hiện nay.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập báo, tôi cũng như bao phóng viên của bản báo với tâm trạng bồi hồi, ý chí quyết tâm và ngòi bút sắc bén để viết ra những bài báo hay, có ích cho xã hội.

Không giống như bao bài viết mà tôi đã từng gửi tòa soạn, giờ đây với những xúc cảm của một người làm kỹ thuật đã từng gắn bó nhiều năm với báo, tôi tự trải lòng gửi gắm những tâm tư.

Nghĩ lại chặng đường đã qua (hơn 10 năm công tác) tôi đã miệt mài lao động, cống hiến sức mình cho sự nghiệp khuyến nông. Cũng chính vì những khát khao cháy bỏng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là giúp nông dân thoát nghèo, bớt khổ.

Cho nên, bao kiến thức học hỏi, nghiên cứu được, tôi luôn mong muốn chuyển tải đến họ để rồi lạc hậu sẽ nhường chỗ cho những biện pháp tiến bộ, hiệu quả sản xuất sẽ được nâng lên.

Cơ quan tôi công tác là một phòng kỹ thuật của huyện nên phạm vi tuyên truyền khuyến cáo chưa thể sâu rộng. Vì vậy qua các kênh thông tin đại chúng (đài, báo) là một kế sách hay cho những người làm công tác khuyến nông như tôi có thể tuyên truyền.

Chính vì lẽ đó mà tôi đã trở thành một cây viết báo lúc nào không hay. Lúc đầu còn ngần ngại, rụt rè vì mình vốn là dân kỹ thuật, ngôn từ không phong phú, viết khác nói…

Mặt khác, viết bài khuyến cáo nông dân văn phong phải dễ hiểu, dễ làm nhưng cần có cái mới, cái tiến bộ, kinh nghiệm hay thì mới đăng tải được.

Xác định được những yêu cầu đó, tôi miệt mài nghiên cứu kỹ thuật trong các cuốn sách chuyên ngành và học hỏi từ thực tế  để tích lũy được những kinh nghiệm hay, cách làm mới của nông dân. Tất cả những điều đó là hành trang cho tôi đến với tờ báo.

Lợi thế của những người kỹ sư nông nghiệp như tôi là có chuyên môn trong ngành, chỉ cần trau dồi kiến thức, thường xuyên tìm hiểu thực tế và ngôn từ dễ hiểu, cụ thể là có thể trở thành một “phóng viên” nghiệp dư.

Bao năm gắn bó với báo, tôi đã thường xuyên được trao đổi 2 chiều với các anh trong Ban Biên tập.

Qua trang "Khuyến nông" mà tôi vẫn cộng tác và theo dõi thường xuyên cho thấy, nhiều thông tin đã được chọn lựa đăng tải rất kịp thời và linh hoạt đáp ứng đặc thù của sản xuất nông nghiệp như mùa vụ, dịch bệnh, thiên tai.

Những thuận lợi hay khó khăn trong SX cũng là những tư liệu quý báu cho các cán bộ trong ngành và nông dân. Họ tìm đọc báo để học hỏi kỹ thuật, tìm đọc báo để nắm bắt thông tin thị trường cũng như rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tế.

Đã có rất nhiều cán bộ và nông dân sưu tầm trang "Khuyến nông" để tích lũy, giữ gìn và coi đây là một tài liệu tham khảo cho mình.

Mỗi khi có bài viết được đăng tải trên báo, tôi rất vui mừng và yên tâm hơn bởi nó giống như một bài giảng, một thông điệp muốn gửi gắm đến nông dân trên mọi miền đất nước.

Dĩ nhiên mỗi bài viết đó là một mốc đánh dấu thành công mà tôi có được, là động lực cho tôi phấn đấu và say sưa hơn với nghề viết của mình. Tự nhủ với bản thân sẽ vẫn là cây bút cộng tác tích cực để tâm nguyện của mình được thực hiện, để gần nông dân hơn và tiến bộ hơn.

Quả thực làm nghề báo là rất vất vả bởi phải làm dâu trăm họ, phải đi thực tế nhiều nơi, tốn công sức và có trí tuệ mới tạo nên những cây bút sắc bén.

 Tôi cảm phục tính kiên nhẫn, chịu khó, vất vả của các phóng viên báo ngành. Chính họ là nhịp cầu kết nối và đưa các kiến thức bổ ích đến với cán bộ và nông dân.

 Có được những số báo hay và hữu ích, thường nhật như vậy là nhờ cả tập thể đồng nghiệp tận tâm tận lực, miệt mài ngày đêm lao động với tinh thần sáng tạo của người làm báo.

Hòa chung không khí vui mừng và phấn khởi, mừng tờ báo với chặng đường phát triển 70 năm qua, tôi cũng giống như bao cộng tác viên khác thấy mình trưởng thành hơn.

Ghi nhận những kết quả đạt được và đặt ra các mục tiêu cho bản thân trong tương lai, tôi nguyện sẽ góp sức mình để báo ngành ngày một vững mạnh, tiến bộ vang xa hơn trong hành trình đến với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm