| Hotline: 0983.970.780

“Bệnh cũng thường thôi”!?

Thứ Sáu 27/08/2010 , 10:53 (GMT+7)

Đại dịch “ết” trên cây cao su không phải mới xảy ra mà đã “nhen nhúm” cách đây vài ba tháng tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, lúc đó NNVN đã có bài cảnh báo: “Cao su khai thác đối mặt với bệnh nấm nguy hiểm”. Nhưng đáng tiếc các cơ quan chức năng ai nấy đều ngó lơ.

>> Đại dịch ''ết'' trên cao su

Theo đó, vào tháng 6 khi nhận được thông tin có hàng trăm ha cao su tiểu điền kể cả đại điền bị bệnh rụng lá, với trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng, chúng tôi đã cất công đến tận Trung tâm Nghiên cứu Cao su Lai Khê (Bến Cát, Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu Cao su VN) để tìm hiểu, bởi đây là cơ quan duy nhất xét nghiệm mẫu lá cao su bị bệnh từ các nơi khác mang về. Kết quả 100% các mẫu lá đều xác định là bệnh rụng lá với diện tích thống kê ban đầu lên đến mấy trăm ha, đang lây lan nhanh và có nguy cơ biến thành dịch.

Lúc đó, không chỉ Viện NCCS biết mà cả Trạm BVTV, Chi cục BVTV, Cục BVTV đều biết, nhưng thay vì cùng phối hợp thông báo ngay cho người dân và chính quyền địa phương biết đó là “dịch” để chung tay mà “dập”, như chúng ta đã từng dập dịch cúm gà, cúm người, và bây giờ là heo tai xanh. Nhưng, đáng tiếc “người ta” đã không làm như vậy.

Thế nên, mới có điều lạ, ông Phan Thành Dũng, Viện phó Viện NCCS là người được lãnh đạo Viện được phân công phát ngôn với báo chí khi đó đang ở TPHCM lại “né” không muốn bắn tin ra bên ngoài, trong khi người của Trung tâm ở Bến Cát không thể phát ngôn được vì chưa được ông Dũng “cấp lệnh”. Chính cái cách xử lý thông tin “chậm như rùa” này, đến nay diện tích cao su bị nhiễm bệnh rụng lá đã vọt lên tới hàng ngàn ha, 10 ngàn, 20 ngàn hay 100 ngàn ha...không ai thống kê được.

Nên nhớ, cứ 1 ha cao su bị bệnh thì người dân phải bỏ ra ít nhất 1 triệu đồng (tiền thuốc và công) và phun từ 2- 3 lần, tức 1.000 ha mất đứt 1 tỷ. Nhưng chưa hết, hiện nay là mùa mưa, bệnh cứ thế tiếp tục “leo thang”, và số tiền thiệt hại nhân lên sẽ rất lớn, đó là chưa nói bệnh còn làm giảm năng suất mủ, thậm chí có nơi phải ngưng cạo hoàn toàn.

Còn nhớ, cách đây 6 năm, vào năm 2004, chính ông Dũng từng viết trong một báo cáo khoa học rằng, tại Sri Lanka do bệnh rụng lá mà có nơi phải nhổ bỏ và trồng lại trên 5.000 ha cao su, Chính phủ phải bồi thường cho những người trồng cao su trên 5 triệu USD. Với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học, ông Dũng khẳng định bệnh rụng lá gây hại thực sự nghiêm trọng như vậy, nhưng khi trả lời NVNN mới đây, không hiểu ông đã suy nghĩ kỹ chưa mà lại cho rằng: “bệnh cũng thường thôi” (!?).

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.