| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm lá Sigatoka xuất hiện, gây hại chuối tại Lào Cai

Thứ Năm 09/03/2023 , 09:05 (GMT+7)

Bệnh đốm lá Sigatoka đã xuất hiện và gây hại trên chuối rải rác tại một số vùng chuyên canh như xã Bản Sen, Bản Lầu (Mường Khương), xã Xuân Hòa (Bảo Yên)…

Chuối là một trong 5 cây trồng hàng hóa chủ lực của tỉnh Lào Cai. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 3.380ha chuối, tập trung tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên và TP Lào Cai. Lào Cai đã được cấp 14 mã số vùng trồng chuối phục vụ xuất khẩu.

Bệnh đốm lá Sigatoka đã xuất hiện và gây hại trên chuối rải rác tại một số vùng chuyên canh, như xã Bản Sen, Bản Lầu (Mường Khương), xã Xuân Hòa (Bảo Yên)…

Bệnh đốm lá Sigatoka đã xuất hiện và gây hại trên chuối rải rác tại một số vùng chuyên canh như xã Bản Sen, Bản Lầu (Mường Khương), xã Xuân Hòa (Bảo Yên)…

Tuy nhiên, cùng với việc thâm canh, mở rộng diện tích trồng chuối tập trung, một số đối tượng sâu bệnh hại đã và đang phát sinh, lây lan gây hại trên diện rộng như bệnh vàng lá Panama, bọ giáp... Bệnh đốm lá Sigatoka hiện cũng đang phát sinh, gây hại, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, sản lượng chuối ở Lào Cai. Theo kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh đốm lá Sigatoka đã xuất hiện và gây hại trên chuối rải rác tại một số vùng chuyên canh như xã Bản Sen, Bản Lầu (Mường Khương), xã Xuân Hòa (Bảo Yên)…

Để chủ động phát hiện và phòng trừ hiệu quả bệnh đốm lá Sigatoka hại chuối, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lào Cai vừa có văn bản đề nghị phòng NN-PTNT, phòng kinh tế, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác điều tra phát hiện bệnh đốm lá Sigatoka hại chuối, khoanh vùng, thống kê diện tích nhiễm và khẩn trương chỉ đạo phòng trừ.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân tự kiểm tra phát hiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh đốm lá Sigatoka hại chuối kịp thời, hiệu quả. Tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố văn bản chỉ đạo phòng trừ kịp thời khi phát hiện bệnh đốm lá Sigatoka gây hại trên chuối để hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất chuối.

Bệnh đốm lá Sigatoka gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển va năng suất chuối

Bệnh đốm lá Sigatoka ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển va năng suất chuối.

Nhận biết và phòng trừ bệnh đốm lá Sigatoka hại chuối

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO, 2016): Bệnh đốm lá Sigatoka là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới năng suất chuối toàn cầu.

Tác nhân gây bệnh:

Đốm lá Sigatoka là tổ hợp ba bệnh nấm hại chuối gồm bệnh đốm vàng lá Sigatoka (Pseudocercospora musae), đốm lá eumusae (Pseudocercosporaeumusae) và đốm đen Sigatoka (Pseudocercospora fijiensis). Bào tử phân sinh không màu, đa bào, kích thước 20 – 80pm x 2 – 6pm, trung bình từ 51,3 – 3,7pm. Bào tử túi nằm trong quả thể bầu, không màu, gồm hai tế bào kích thước 14,4 – 1,8 x 3 – 4pm. Quả thể màu nâu hoặc đen, đường kính 47 – 72pm. Túi không màu, kích thước 29 - 36 x 8 - 11pm.

Triệu chứng bệnh:

Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở hai mặt của phiến lá thứ 2, 3 và thứ 4 tính từ ngọn xuống (Sigatoka vàng xuất hiện mặt trên và Sigatoka đen ở mặt dưới), hình thành một đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5 – 10mm x 0.1 – 1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối.

Về sau, đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kỳ cuối, nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám, nhiều đốm liên kết làm phiến lá bị khô thành những mảng lớn và lá chuối sớm bị héo, chết. Quày và nải nhỏ, trái lâu chín, ruột trái màu vàng hay hồng lợt, ăn có vị chát.

Sử dụng giống sạch bệnh. Không lấy cây con tại những vườn đã bị bệnh làm giống

Sử dụng giống sạch bệnh, không lấy cây con tại những vườn chuối đã bị bệnh làm giống.

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

Nhiệt độ thích hợp cho sự cảm nhiễm của bệnh là 22 – 29 độ C, ở nhiệt độ dưới 25 độ C và trên 29 độ C thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh thấp. Về độ ẩm tương đối: Trong vòng 1 tuần lễ, độ ẩm ở mức 90% liên tục trong 50 giờ liền thì dễ bị nhiễm bệnh. Lượng mưa: Lượng mưa trong thời gian 3 tuần lễ đạt mức 75mm thì dễ bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh hiệu quả, bà con nên áp dụng tổng hợp các biện pháp như sau:

- Sử dụng giống sạch bệnh. Không lấy cây con tại những vườn đã bị bệnh làm giống. Vệ sinh vườn và tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, phát hiện lá nhiễm bệnh và đem tiêu huỷ, hạn chế sự lây lan.

- Chọn đất trồng có pH trung tính hoặc hơi kiềm. Tuyệt đối không trồng trên đất chua. Thường xuyên vệ sinh, khơi thông dòng chảy để vườn thoát nước tốt. Bón lót phân hữu cơ ủ hoai mục (hoặc phân chuồng được xử lý nấm hại kỹ) kết hợp với chế phẩm Trichoderma hoặc các loại chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng Trichoderma spp và các xạ khuẩn như Lactobacillus, Streptomyces… Bón cân đối N, P, K (nên dùng phân phức hợp chứa đạm nitrate).

Khi vườn bị chớm bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh để phun trừ như: Amistar®250 SC, Serenade SC. Hoặc sử dụng luân phiên (thay đổi) các loại thuốc có chứa 3 hoạt chất sau: Propiconazole (Tiff Super, Hotisco…); Chlorothalonil (Cythala 75WP, Daconil…); Mancozeb (Dithane,Dizeb, Manthane, Ankzeb…) phối với dầu khoáng sinh học nồng độ 0,3% để thuốc lưu dẫn triệt để vào trong cây, diệt trừ nấm hại tốt hơn.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.