| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 17/09/2020 , 06:18 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 06:18 - 17/09/2020

Bi kịch từ đất đai

Sự thay đổi sở hữu hoặc công năng của đất đai mang lại lợi nhuận rất lớn, do đó quan chức ở lĩnh vực này luôn được săn đón, cung phụng, lôi kéo…

Nhìn hình ảnh ông Nguyễn Thành Tài - nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM tại phiên tòa xét xử vụ án chuyển đổi đất công trái phép, những ai từng quen biết và làm việc với vị cựu lãnh đạo này đều không tránh khỏi giật mình.

Tuổi già sầm sập đến trong cảnh “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” khiến ông Nguyễn Thành Tài tiều tụy hơn cái tuổi 68.

Thập niên đầu của thể kỷ 20, ông Nguyễn Thành Tài là một gương mặt lãnh đạo nổi bật tại TP.HCM. Ông Nguyễn Thành Tài rất xông xáo và thân thiện trong các hoạt động bài trừ tệ nạn xã hội và xây dựng nếp sống văn minh.

Thế nhưng, sau khi ông Nguyễn Thành Tài nghỉ hưu thì cơ quan chức năng lại phát hiện vụ án hô biến đất công số 8-12 Lê Duẩn ngay khu vực trung tâm đô thị lớn nhất phương Nam thành sở hữu tư nhân.

Trong buổi khai mạc phiên tòa (dự kiến kéo dài từ 16/9 đến 21/9 tại Tòa án nhân dân TP.HCM) ông Nguyễn Thành Tài khẳng định “cho đến khi được triệu tập làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo mới biết một số quyết định của mình là sai, không phù hợp với quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ”. 

Đồng thời, ông Nguyễn Thành Tài cũng cam đoan giữa ông và bà Lê Thị Thanh Thúy (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Hoa Tháng Năm, đơn vị chỉ vừa thành lập 4 tháng đã nhanh tay thâu tóm khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn) là “quan hệ bình thường như lãnh đạo thành phố đối với các doanh nghiệp”. 

Lời biện hộ đúng sai chưa rõ, nhưng thực tế ông Nguyễn Thành Tài đã tiếp sức cho một “liên minh” mờ ám làm thay đổi sở hữu khu đất vàng, gây thất thoát cho ngân sách 1.927 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thành Tài có cuộc sống bình thường như bao công chức khác, với một ngôi nhà nhỏ trong một con hẻm ở quận 4 - TP.HCM. Từ khi về hưu, ông Nguyễn Thành Tài vẫn đi thỉnh giảng cho các lớp đào tạo cán bộ.

Vì vậy, sự ngã ngựa của ông Nguyễn Thành Tài, không có cách nào giải thích khác phù hợp hơn, chính là bi kịch đất đai. Và câu chuyện đoạn kết bẽ bàng của cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, không phải hiếm hoi và càng không phải duy nhất.

Bi kịch đất đai đang xảy ra ở khắp mọi nơi. Đất đai càng có giá trị thì bi kịch càng thảm khốc. Biến đất công thành đất riêng, biến đất nông nghiệp thành đất thổ cư, biến đất tranh chấp thành đất hợp pháp… đều gây ra những xáo trộn đớn đau và ê chề cho cộng đồng. Rất nhiều đại gia xuất hiện nhờ sự tăng vọt của thị trường đất đai, và cò đất bỗng dưng tồn tại như một thứ nghề đầy kiêu hãnh.

Sự thay đổi sở hữu hoặc sự thay đổi công năng của đất đai mang lại lợi nhuận rất lớn, do đó quan chức có quyền quyết định ở lĩnh vực đất đai luôn được săn đón, được cung phụng, được lôi kéo. Nếu quan chức không biết tu dưỡng và không được đặt trong sự kiểm tra thường xuyên và sự giám sát nghiêm khắc, thì tai ương khó tránh khỏi.

Muốn đất đai tiếp tục phục vụ con người và giảm thiểu bi kịch cá nhân lẫn bi kịch tập thể, thì các cấp lãnh đạo phải biết quản lý đất đai bằng bàn tay sắt và bàn tay sạch.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm