Bí quyết giữ nét xuân bằng cách can thiệp “dao kéo” thì không quá khó. Bí quyết giữ nét xuân bằng dược phẩm cũng tương đối đơn giản. Thế nhưng, đó là nhan sắc được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Còn ngày xưa thì sao? Thật bất ngờ, khi biết rằng, các người đẹp lừng danh lịch sử Trung Quốc đã có bí quyết giữ nét xuân theo những kỹ thuật khác nhau,
Một trong những nhân vật nổi tiếng về kéo dài tuổi thọ và chăm sóc sắc đẹp thời cổ là Từ Hi thái hậu nhà Thanh. Mỗi buổi sáng Từ Hi thái hậu thường đánh phấn lên da mặt làm bằng ngọc trai và kem dưỡng da làm từ nước chưng cất hoa. Về đêm, Từ Hi thái hậu đắp lòng trắng trứng, để nguyên trên da mặt nửa giờ trước khi đi ngủ, và sau đó bôi tinh chất hoa, cuối cùng dùng khăn tắm khô chặm lên khuôn mặt ẩm để lau khô.
Ngoài ra, Từ Hi thái hậu còn dùng dụng cụ lăn da mặt bằng ngọc bích, mát rượi và mịn màng, lăn đi lăn lại vào mỗi buổi sáng sớm, sau đó mới mặc trang phục. Ngọc bích chất lượng cao được tin rằng có những chức năng bồi bổ sức khỏe tự nhiên đồng thời việc lăn nhiều lần sẽ massage rất tốt cho mặt.
Những kỹ thuật chăm sóc nhan sắc này vẫn được sử dụng ngày nay tại những spa hiện đại trên khắp thế giới. Thế nhưng, ngàn năm trước thì bí quyết giữ nét xuân có gì độc đáo?
Dương Quý Phi, phi tần nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng nổi tiếng về làn da đẹp của mình. Dương Quý Phi đã dùng quả vải, loại trái cây giàu protein, vitamin B và C, phosphorus và sắt, tất cả đều được ngâm trong bồn tắm nước nóng hàng ngày. Tắm không chỉ giữ ẩm cho làn da mà còn khiến tinh thần sảng khoái. Dương Quý Phi xoa bóp và vỗ nhẹ lên các khu vực khác nhau thuộc vùng mặt và cơ thể để gia tăng kích thích sự thẩm thấu của các dược liệu tự nhiên kia.
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên hàng ngày bỏ ra thời gian để ngồi thiền, giúp tâm trí thư giãn và bồi bổ sức khỏe. Cách ngăn chặn những suy nghĩ tạp niệm và nghỉ ngơi này đã chứng minh rằng đó là một phương pháp hiệu quả để giúp duy trì tuổi xuân.
Những kỹ thuật trên là đều là những cội nguồn về phương pháp làm đẹp và vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến hôm nay. SPA là viết tắt của cụm từ Hy Lạp Solus Par Aqua nghĩa là “nước của sức khỏe”. Nói đến chữ “spa” là nói đến hình ảnh tắm với những cánh hoa hồng và massage Thái Lan, trong đó bao gồm cả nhạc nền vui tươi, xông hơi trị liệu, ẩm thực lành mạnh và không khí tạo thư thái cho tâm hồn.
Nói đến giữ gì sắc đẹp, phụ nữ trong mọi thời đại đều ưu tiên cho chế độ chăm sóc làn da của họ mỗi ngày. Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể, vấn đề bảo dưỡng làn da được chú ý đặc biệt. Những giai nhân Trung Quốc trong thiên niên kỷ qua đã sử dụng liệu pháp xoa bóp bằng dầu thơm, đắp những mặt nạ da mặt với chất liệu từ thiên nhiên và sử dụng những bài thuốc trị liệu từ dược thảo để duy trì bảo vệ làn da không tì vết của họ.
Trương Lệ Hoa nổi tiếng là một quý phi tuyệt sắc của Trần Hậu Chúa (553-604) đã biên soạn ra công thức chăm sóc da hoàng gia sớm nhất. Trương Lệ Hoa giữ nét xuân với sự trợ giúp của kem dưỡng da mặt được làm từ lòng trắng trứng và bột thần sa. Đó là kem dưỡng da được bào chế bằng cách chọc một cái lỗ trong quả trứng, đủ lớn để hút được lòng đỏ, đổ bột thần sa vào lòng trắng trứng và bít lại cái lỗ bằng sáp. Sau đó trứng được giao cho gà mái và để ấp chung với ổ gà con. Kem được làm đông lại bên trong quả trứng đã được bít kín, có tác dụng làm trắng và mịn màng làn da.
Lã Hậu (241- 180 trước Công nguyên), vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, rất thích sử dụng mộc nhĩ trắng, còn gọi là nấm tuyết (tremella fuciformis). Lã Hậu bắt đầu một ngày với một tô canh làm từ loại nấm này.
Nấm tuyết có vị ngọt và chứa nhiều chất keo thiên nhiên. Nấm tuyết được xem là dược liệu bổ âm, kích thích tuần hoàn máu và bồi dưỡng cho làn da. Uống nấm này sẽ giữ cho các bệnh da tăng sắc tố và tàn nhang trên da mặt không xuất hiện, kích thích nhu động ruột đồng thời giảm hấp thụ chất béo. Nấm tuyết giá thành rẻ và dễ chuẩn bị. Đơn giản ngâm nó vào nước và hầm chung với đường, hạt sen, và trái đu đủ làm thành một món súp đậm đặc giàu dinh dưỡng.
Dương Quý Phi (719-756), có lẽ là mỹ nhân nổi tiếng nhất thời nhà Đường. Với ảnh hưởng mạnh mẽ của nàng đối với nhà vua, khiến cho các thành viên trong gia đình nàng được bổ nhiệm nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình. Lịch sử còn ghi lại Dương Quý Phi có một “khuôn mặt khiến cho những đóa hoa cũng phải tủi thẹn”.
Dương Quý Phi đã duy trì làn da mịn màng bằng loại kem hạnh nhân. Cách làm: Ngâm chiếc khăn tắm vào tô nước ấm pha với một muỗng canh dầu hạnh nhân và một muỗng canh mật ong. Đắp khăn này lên và lấy nó ra khỏi da mặt một vài lần. Hỗn hợp dầu hạnh nhân và mật ong làm mềm và mịn làn da. Cách pha chế hạnh nhân theo lối riêng của nàng giúp duy trì một làn da tươi trẻ và rực rỡ. Tắm với nước suối làm cơ thể nàng săn chắc, mềm dẻo, đồng thời tắm sữa giúp làm ẩm cho làn da, mang lại nét hồng hào, khoẻ mạnh.
Dược liệu từ cây ích mẫu (motherwort) là thành phần chính trong bài thuốc dưỡng da mặt của Võ Tắc Thiên. Bà đặt tên cho bài thuốc làm đẹp da này là “bột thần tiên”.
Cách làm: Hái cây Ích Mẫu vào ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch và phơi nắng cho khô. Giã dược thảo thành bột, cho thêm bột mì và nước, sau đó nặn chúng thành những viên hình quả trứng, rồi nướng lên và cán thành bột. Sau đó, cho thêm bột talc (talc: tên Việt là “đá mềm”) và phấn kermes (làm từ xác sâu kermes sấy khô).
Thường xuyên sử dụng “bột thần tiên” này, vào sáng sớm và vào buổi tối, Võ Tắc Thiên đã có nét xuân khá lâu bền. Ngoài ra, Võ Tắc Thiên cũng dưỡng da bằng cách đắp mặt nạ bào chế từ dược thảo hỗn hợp.