| Hotline: 0983.970.780

BIDV nộp ngân sách 5.000 tỉ đồng

Thứ Tư 10/01/2018 , 08:50 (GMT+7)

Năm 2017, ngân hàng BIDV đã vượt qua khó khăn, xử lý tốt nợ xấu và vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, nộp ngân sách tới 5.000 tỉ đồng.

Không dừng lại ở đó, BIDV thực thi có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội.
 

Hỗ trợ tín dụng, gỡ khó cho doanh nghiệp

Chủ động, tích cực triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết 35, Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, ngay từ đầu năm, BIDV đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường, cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao).

17-24-46_kq_01_-_hot_dong_kinh_donh_bidv_dt_ket_qu_tich_cuc

BIDV tích cực kết nối, phát triển khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp... Nghiên cứu cải cách thủ tục cấp tín dụng hướng tới xây dựng quy trình gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cùng các chương trình tín dụng linh hoạt về lãi suất, điều kiện tài sản bảo đảm.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, BIDV đã hoàn thiện và đưa vào triển khai đề án “Chiến lược phát triển của BIDV tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2017 - 2021” nhằm nâng cao khả năng khai thác các tiềm năng thị trường; hỗ trợ đắc lực để thực hiện mục tiêu của Chính phủ.

BIDV cũng tích cực tham gia tài trợ, phối hợp tổ chức nhiều chương trình lớn của quốc gia; tham gia các Diễn đàn xúc tiến đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương; tài trợ vốn cho các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia...
 

Xử lý nợ xấu và nâng cao khả năng phục vụ khách hàng

BIDV đã xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại giai đoạn 2 (2016-2020) theo Đề án 1058 của Chính phủ, gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14, Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 06/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cơ cấu lại nền khách hàng với điểm nhấn tăng trưởng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài; giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn. Trong đó, nền khách hàng cá nhân đạt hơn 10 triệu khách hàng, tương ứng trên 10% dân số, tăng 14% so với năm 2016. Nền khách hàng SME tăng trưởng 14%, đạt khoảng 236.000 khách hàng, chiếm 98% tổng số khách hàng doanh nghiệp BIDV, là đơn vị dẫn đầu hệ thống các Ngân hàng thương mại về quy mô hoạt động phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với phân khúc khách hàng FDI, năm 2017, BIDV đã ký kết hợp tác phát triển với với các tổ chức, ngân hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… nâng tổng số lượng khách hàng FDI đạt gần 3.000 khách hàng, gia tăng 20% so với năm 2016.

Sắp xếp, củng cố và phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm gia tăng khả năng phục vụ khách hàng; thành lập 39 phòng giao dịch, nâng tổng số thành 191 chi nhánh và 854 phòng giao dịch; phát triển mạnh kênh phân phối hiện đại với 1.825 ATM và khoảng 56.000 POS; chính thức triển khai hệ thống Contact Center với chức năng tiên tiến, hiện đại; triển khai thành công Chi nhánh trực tuyến trên Facebook, đa dạng cách thức tiếp cận của khách hàng với ngân hàng...

BIDV đã tích cực triển khai các biện pháp tăng vốn điều lệ theo lộ trình, thực hiện tiếp xúc, làm việc với các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng; xúc tiến chuẩn bị các công việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

BIDV cơ cấu lại toàn diện danh mục đầu tư theo hướng gia tăng hiệu quả với cơ cấu danh mục đầu tư tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Kết quả đến cuối năm 2017, ngân hàng đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch

Tổng tài sản đạt 1.176.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với 2016; tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.106.517 tỷ đồng, tăng trưởng 17,9% so với 2016; trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư đạt 934.111 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4%, chiếm 12,5% Huy động vốn toàn ngành ngân hàng.

Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1.136.778 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2016; trong đó cho vay nền kinh tế đạt 862.604 tỷ đồng, tăng trưởng 17%, chiếm 13,12% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động ngày càng bền vững; chênh lệch thu chi đạt kết quả tốt nhất từ trước đến nay là 24.032 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với 2016; lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn hệ thống đạt 8.800 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông đề ra...

Nộp Ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng, đứng trong top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm