| Hotline: 0983.970.780

Bình Định cảnh báo mưa lũ lớn

Thứ Ba 29/10/2019 , 14:12 (GMT+7)

Theo Đài Khí tượng và Thủy văn Bình Định, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh này, gây gió mạnh, mưa lớn và các sông trên địa bàn Bình Định sẽ xảy ra lũ, có nơi trên báo động (BĐ) 3.

Ca nô lực lượng Cảnh sát đường biển Bình Định đi sắp xếp tàu thuyền neo đậu tránh trú bão tại Cảng cá Quy Nhơn.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định, hồi 1 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 11,3 độ vĩ Bắc, 116,5 độ kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 9; bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 70km.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Vùng gần tâm bão gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực tỉnh Bình Định, gây gió mạnh và mưa lớn.

Từ ngày 30 – 31/10, khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to, tổng lượng mưa 400 – 600mm/đợt. Từ ngày 30/10 trở đi, các sông ở Bình Định xuất hiện 1 đợt lũ, mực nước đỉnh lũ trên các sông khả năng ở mức BĐ2 đến BĐ3, có nơi trên mức BĐ3. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu ở hạ lưu các sông trong tỉnh.

Trước tình hình trên, vào lúc 9 giờ ngày 30/10, Trưởng Ban chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh Bình Định đã phát đi công điện khẩn yêu cầu các Sở, ngành liên quan và các địa phương khẩn trương triển khai, thực hiện ngay những nhiệm vụ để chủ động đối phó với bão lũ.

Theo đó, Ban chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật thông tin,thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, thuyền trưởng tàu cá đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Thông báo vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới là phía Bắc vĩ tuyến 10,0 độ vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,0 độ kinh Đông và được điều chỉnh theo bản tin dự báo.

Tàu cá của ngư dân Bình Định neo đậu tránh trú bão tại Cảng cá Quy Nhơn.

Quản lý chặt chẽ việc ra khơi và theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các biến cố xảy ra. Hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu tại các cảng cá, bến cá. Kiểm tra, giằng buộc lồng bè nuôi trồng thủy sản, thu hoạch cá tôm nuôi và sơ tán người nuôi vào bờ. Theo dõi, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho tàu vận tải đang neo đậu và đi qua vùng biển Bình Định. Chuẩn bị sẵn sàng di dời dân ở các khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập do triều cường kết hợp với nước biển dâng cao.

Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông và phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

Tranh thủ thu hoạch, chủ động tháo nước diện tích gieo trồng vụ mùa; di dời, kê cao lúa giống chuẩn bị gieo sạ vụ ĐX 2019 – 2020. Kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập; đặc biệt là các điểm trọng yếu và công trình đang thi công. Rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp, ngập lụt, chia cắt và các khu vực người dân sống ven núi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở để sẵn sàng thực hiện.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.