| Hotline: 0983.970.780

Bão có khả năng đổ bộ vào Khánh Hòa

Thứ Ba 29/10/2019 , 14:08 (GMT+7)

Trước diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão và có thể đổ bộ vào Khánh Hòa, sáng 29/10, BCH PCTT-TKCN Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp ứng phó.  

Khánh Hòa sẽ có đợt mưa lớn

Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa.

Đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ, cho biết, chiều 28/10 đến sáng 29/10, ATNĐ di chuyển hướng Tây Tây Bắc. Đến 7 giờ sáng ngày 29/10, vị trí ATNĐ 10,6 độ Vĩ Bắc và 115,2 độ kinh Đông, cách bờ biển Bình Định - Ninh Thuận khoảng 700km về phía Đông Đông Nam.

Hiện sức gió mạnh nhất vùng ATNĐ cường độ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Dự định 24 giờ tới, ATNĐ chủ yếu di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực giữa biển Đông, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển vào đất liền, do kết hợp không khí lạnh nên cơn bão có khả năng thay đổi trong thời gian sắp tới. Do đó, cơ quan khí tượng thủy văn Nam Trung bộ sẽ cập nhật và thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, theo đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ, thời gian đổ bộ của bão vào chiều mai 30/10, sớm hơn dự định. Nhiều khả năng bão ảnh hưởng trực tiếp từ các tỉnh Bình Định đến Ninh Thuận và thời gian trọng tâm từ 18-19 giờ. Sức gió khi bão đổ bộ cấp 8, giật cấp 9-10.

“Đêm nay do ảnh hoàn lưu đới gió Tây của cơn bão, kết hợp không khí lạnh, Khánh Hòa sẽ bắt đầu có mưa, tuy nhiên lượng mưa đêm nay và sáng ngày mai ở mức độ vừa. Nhưng lương mưa to và rất to sẽ tập trung từ ngày 30/10 đến 7 giờ sáng ngày 31/10, với lưu lượng từ 250-350mm. Có nơi có lượng mưa sẽ nhiều hơn”, đại diện Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ cho biết thêm.

Cũng theo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ, do ảnh hưởng bão, dự báo sóng trên vùng biển Khánh Hòa sẽ cao từ 3 - 4m. Và, do ảnh hưởng đợt mưa lớn trên các sông của tỉnh Khánh Hòa sẽ xuất hiện lũ, trong đó đỉnh lũ trên Sông Cái báo động 2, Sông Dinh báo động 2 và 3. Cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại vùng trũng.
 

Lưu ý nuôi trồng thủy sản trên biển

Trước diễn biến ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão và có thể đổ bộ vào Khánh Hòa, từ hôm qua đến nay tỉnh Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó.

Theo BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, toàn tỉnh Khánh Hòa có 9.797 tàu/33.000 lao động. Trong đó, hiện có 142 tàu cá/1474 lao động đang hoạt động đánh bắt tại các vùng biển.

Cụ thể, khu vực tỉnh Khánh Hòa 64 tàu/581 thuyền viên, khu vực biển Ninh Thuận, Bình Thuận 29 tàu/308 thuyền viên; khu vực biển Trường Sa 47 tàu/565 thuyền viên, khu vực Hoàng Sa 2 tàu/20 thuyền viên. Số còn lại hơn 9.000 tàu hiện đang đậu các bến.

Các vùng nuôi ven biển phải di dời lồng bè, chằng chéo đảm bảo an toàn.

Ông Phạm Là, Giám đốc Cty Thủy lợi Khánh Hòa, cho biết, để ứng phó ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, từ sáng hôm qua 28/10, đơn vị đã họp và triển khai nhiệm vụ đến các thành viên. Bố trí lực lượng tại chỗ các công trình để theo dõi và có phương án điều tiết hợp lý, đảm bảo vừa tích nước an toàn, vừa tránh ảnh hưởng đến vùng hạ du. Cũng theo ông Là, hiện 18 hồ chứa do Cty quản lý, hầu hết mực nước còn thấp. Như hồ lớn Đá Bàn (Ninh Hòa) mực nước chỉ đạt 25% so với dung tích thiết kế. Các hồ Suối Dầu, Tà Rục, Cam Ranh mực nước cũng thấp hơn cao trình ngưỡng tràn.

Hiện nay các tàu cá hoạt động trên các vùng biển đã nắm được thông tin về ATNĐ và có kế hoạch di dời đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 1.919 bè nuôi trồng thủy sản/54.160 lồng, với gần 3.000 lao động. Hiện nay BCH Bộ đội Biên phòng đang phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ, di dời lồng bè đến nơi an toàn.

Tại huyện Vạn Ninh - vùng nuôi trồng thủy sản trọng tâm tỉnh Khánh Hòa, ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, toàn huyện có hơn 40.000 lồng nuôi trồng thủy sản, với hơn 2.900 lao động.

Để chủ động ứng phó ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, từ ngày hôm qua địa phương đã vận động, tuyên truyền người nuôi có biện pháp di dời lồng bè đến nơi an toàn. Cho đến sáng nay, công việc di dời lồng bè đã đạt 80% công việc.

Dự kiến đến chiều nay, công việc di dời lồng bè đến nơi an toàn sẽ hoàn tất.

“Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 12, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đã có sự chủ động hơn và không còn tính ỷ lại như trước đây. Điều này thể hiện việc người nuôi có sự di dời, gia cố, chằng chóng lồng bè rất tốt”, ông Phẩm đánh giá.

Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho rằng, cơn bão số 12 đã gây thiệt hại nặng nề đến nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vạn Ninh. Toàn bộ lồng bè kiểu truyền thống bị xóa sạch.

Sau 2 năm khôi phục, hiện nay lồng bè nuôi nơi đây đã khá nhiều. Do đó, sau cuộc họp ông Bản đề nghị huyện Vạn Ninh tiếp tục thông báo, tuyên truyền, vận động người nuôi di dời lồng bè và có biện pháp chằng chéo an toàn.

Đặc biệt, lưu ý trước khi bão vào, phải đảm bảo người nuôi trên lồng bè đến nơi tránh trú an toàn, không để thiệt hại về người như cơn bão số 12 gây ra.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.