| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước: 19 bộ hài cốt liệt sĩ được tìm thấy tại xã biên giới

Thứ Bảy 07/11/2020 , 19:46 (GMT+7)

Nhận được tin báo từ người dân, sau hơn 10 ngày triển khai, Đội K72 Bộ CHQS tỉnh Bình Phước đã tìm kiếm quy tập được 19 bộ hài cốt liệt sĩ.

Trước đó, vào ngày 5/11, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước nhận được tin báo từ Công ty Đường Long Phú (thị xã Đồng Xoài) cho biết, trong lúc san, ủi làm đường liên thôn tại xã biên giới Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh thì phát hiện dấu hiệu mộ tập thể của bộ đội.

Công tác tìm kiếm, quy tập liệt sĩ tại xã Lộc Thiện. Ảnh: Đội K72.

Công tác tìm kiếm, quy tập liệt sĩ tại xã Lộc Thiện. Ảnh: Đội K72.

Ngay khi nhận được thông tin, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước chỉ đạo đội K72 tiếp cận hiện trường, qua khảo sát, đội xác định đúng là mộ liệt sĩ tại tọa độ (11052’08.2’’N 106033’38.5’’E). Đội K72 đã quy tập 19 bộ hài cốt liệt sĩ với nhiều di vật như: tăng, võng, xương vụn,...

Hài cốt và di vật của liệt sĩ được tìm thấy. Ảnh: Đội K72.

Hài cốt và di vật của liệt sĩ được tìm thấy. Ảnh: Đội K72.

 Người dân cho biết, khu vực này trước đây là bệnh xá K54 diện tích 10.000m2, thuộc Đoàn 40 Cục Hậu cần miền B2 nên có rất nhiều bộ đội đóng quân.

Hiện Đội K72 phối hợp cùng Ban CHQS huyện Lộc Ninh tiếp tục mở rộng khu vực đào tìm với hi vọng sẽ quy tập được thêm các hài cốt liệt sĩ khác.

Đội K72 tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm. Ảnh: Đội K72.

Đội K72 tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm. Ảnh: Đội K72.

Bộ CHQS tỉnh Bình Phước cho biết, từ thông tin trên, rất mong mọi người đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại khu vực trên cung cấp thông tin về trận đánh, phiên hiệu đơn vị, danh sách liệt sĩ (nếu có) về cho Đội K72, Phòng Chính trị (Khu phố Phú Mỹ, Phường Tân Phú, Thành phố Đồng Xoài) hoặc Ban Chính sách, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Bình Phước (Khu phố 3, phường Tiến Thành, Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) nhằm xác định danh tính của các hài cốt liệt sĩ nêu trên.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm