| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước khôi phục chuỗi cung ứng xăng dầu

Thứ Sáu 07/10/2022 , 20:21 (GMT+7)

Trong 4 ngày qua, Bình Phước ghi nhận 215 lượt doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu hết nhiên liệu để bán. Hiện hầu hết các doanh nghiệp đã khôi phục chuỗi cung ứng.

Chiều ngày 7/10 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở TT và TT tỉnh Bình Phước tổ chức cung cấp thông tin báo chí tháng 10/2022.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trần Trung.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trần Trung.

Tại buổi họp báo, các cơ quan báo chí quan tâm đặt câu hỏi xoay quanh các vấn đề về kinh doanh xăng dầu, các mặt hàng phân bón.

Theo đó, thời gian gần đây tại Bình Phước, đặc biệt các huyện tại các vùng biên thường xuyên xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu đồng loạt treo bảng hết xăng, từ đó ảnh hưởng đến việc sản xuất, đi lại của người dân.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, phóng viên Báo NNVN đặt vấn đề, Bình Phước là tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp cao, trong bối cảnh phân bón tăng cao, ngoài ra, còn xuất hiện các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp giả kém chất lượng khiến sản xuất người nông dân gặp khó khăn, ngành chức năng địa phương kiểm soát như thế nào?

Một trong những doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Bình Phước treo bảng hết hàng. 

Một trong những doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Bình Phước treo bảng hết hàng. 

Cung cấp và trả lời các cơ quan báo chí tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn tỉnh có 395 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, việc các cơ quan báo chí và người dân phản ánh là đúng thực tế.

Cụ thể, qua kiểm tra, kiểm soát tính từ 17h ngày 3/10 đến 9h sáng hôm nay 7/10, Cục nắm bắt có 215 lượt doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu hết nhiên liệu để bán. Trong đó, cao điểm là ngày 5/10 có tới 65 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu hết nhiên liệu nhưng đến nay tình hình trên cơ bản đã hạ nhiệt, từ 17h 6/10 đến sáng hôm nay 7/10 chỉ phát hiện 16 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu hết hàng.

Ngay sau khi nhận thông tin phản ánh, Cục đã thành lập đường dây nóng để nghe thông tin phản ánh từ người dân đồng thời cử cán bộ tới kiểm tra, đo đạc bồn chứa nhiên liệu tại các doanh nghiệp, cửa hàng có dấu hiệu đầu cơ, ghim hàng. Tuy nhiên, tất cả các nơi kiểm tra đều hết nhiên liệu thật sự. Các doanh nghiệp, cửa hàng hết nhiên liệu chủ yếu thuộc đơn vị đầu mối cung cấp thuộc Công ty Thành Lễ, đối với chuỗi cung ứng từ Tập đoàn Petrolimex vẫn duy trì hoạt động ổn định.

Theo Cục QLTT tỉnh Bình Phước ghi nhận, nguyên nhân tại các chủ cửa hàng cũng như thương nhân cung cấp do chiết khấu thấp thậm chí không có hàng, chi phí nhiều dẫn đến doanh nghiệp chịu lỗ, thậm chí có cơ sở chấp nhận chiết khấu bằng không nhưng vẫn chưa có hàng dẫn đến có nơi đứt gãy nguồn cung.

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước trả lời tại buổi họp báo. Ảnh: Trần Trung.

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước trả lời tại buổi họp báo. Ảnh: Trần Trung.

Đối với lĩnh vực phân bón, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 378 cơ sở phân bón, thuốc BVTV, 9 tháng đầu năm 2022, qua kiểm tra, Cục đã phát hiện xử lý 15 vụ liên quan lĩnh vực mặt hàng phân bón, phạt tiền 351 triệu đồng. Trong đó, 2 vụ về cơ sở kinh doanh phân bón khi giấy chứng nhận đã hết hạn, 1 vụ bán phân giả, 5 vụ không niêm yết giá, 2 vụ kinh doanh phân bón kém chất lượng…

Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước cung cấp thông tin báo chí. Ảnh: Trần Trung.

Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước cung cấp thông tin báo chí. Ảnh: Trần Trung.

“Với trách nhiệm cơ quan Quản lý thị trường, thời gian tới cục tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, trong đó có xăng dầu và phân bón. Phối hợp các ngành chức năng liên quan kịp thời tiếp nhận xử lý thông tin người dân cung cấp, triển khai nhanh các biện pháp nghiệp vụ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có….” bà Loan nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ buổi họp báo, đại diện UBND tỉnh Bình Phước cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế của tỉnh phục hồi nhanh và có tốc độ tăng trưởng khá. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 9 tháng đầu năm ước đạt 9,01%. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 2,66%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 16,24% (công nghiệp tăng 18,7%), dịch vụ tăng 8,73%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2021.

Thu ngân sách đạt khá, ước thực hiện 9 tháng đầu năm là 11.500 tỷ đồng, đạt 94% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 81% dự toán HĐND tỉnh thông qua và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng chi ngân sách ước thực hiện là 10.534 tỷ đồng, đạt 73% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 57% dự toán HĐND tỉnh thông qua và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.

 “Trong 9 tháng đầu năm 2022, Bình Phước có 20/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, còn 2 chỉ tiêu vẫn còn đạt thấp cụ thể là: thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 28,5% và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ước đạt 26,7%.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trên cơ sở kết quả đạt được 9 tháng đầu năm, UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022 như: Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm; Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, lành mạnh, nâng cao hiệu quả điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chú trọng khắc phục, cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần còn thấp ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng cải cách thủ tục hành chính, chỉ số nâng cao năng lực cạnh trạnh (PCI) của tỉnh...”, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước cho biết.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm