Nhờ thực hiện các quyết sách phù hợp tạo xung lực cho mục tiêu giảm nghèo, Bình Phước đang tạo bước đột phá mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Bình Phước đột phá giảm nghèo -Trao cần câu hơn trao xâu cá
Nhờ thực hiện các quyết sách phù hợp tạo xung lực cho mục tiêu đột phá giảm nghèo, Bình Phước đang tạo bước đột phá mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Trước đây, anh Thạch Phú Thi, người đồng bào K’me từng liệt vào diện hộ nghèo bền vững của ấp Mười Mẫu xã Phước Thiện, cả nhà 4 người trông cậy vào 2000m2 vườn điều già cỗi.
Hai năm vừa qua, được chính quyền địa phương hỗ trợ 1 cặp dê giống, máy phát cỏ, máy phun thuốc… nhờ có công cụ lao động, anh nhận phun thuốc, và phát cỏ thuê cho bà con trong vùng, trồng cỏ nuôi dê. Nhờ siêng năng lao động, trung bình thu nhập mỗi của anh gần 500.000 đồng, có của ăn của để, anh đang xây nhà để an cư lập nghiệp, Anh Thi cũng đã viết đơn xin thoát nghèo.
Anh Thạch Pố Thi
“Trước đây hoàn cảnh tôi rất khó khăn đi làm mướn làm thuê đi cạo, được nhà nước quan tâm, hỗ trợ cho nhà, xe, tivi máy phát cỏ, bình xịt thuốc cũng vui mừng lắm đi làm thể làm mướn người ta, thu nhập cũng ổn định 400.000-500.000 ngàn đồng.
Phước Thiện là xã biên giới từng được xem là điểm đen về đói nghèo. Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, “trao thứ họ cần, không trao cái mình có”, từ sự hỗ trợ đúng đối tượng, đúng trọng tâm, hầu hết các hộ nghèo sau khi được hỗ trợ đều thoát nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Đức Huy Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thiện,
“Trước đây tỷ lệ hộ nghèo của xã rất cao, được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, địa phương, nhiều hộ đã rất nỗ lực vươn lên, đó điều đáng mừng. Hiện tỷ lệ nghèo của xã còn 4,8%, đây là thành công rất lớn đối với một xã nghèo, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn như Phước Thiện”
Theo Phòng LĐTBXH huyên Bù Đốp, Bù Đốp là huyện miền núi, biên giới, thời gian qua tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiêu số, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Qua chương trình giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn huyện hiện có 659 hộ nghèo chiếm 3,7%. Năm 2022, Bù Đốp đặt mục tiêu tiếp tục giảm 295 hộ nghèo, trong đó 60 hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số.
PV Nguyễn Thị Năm Trưởng Phòng LĐTBXH huyên Bù Đốp
“ Đối với chương trình giảm 1.000 hộ nghèo thuộc đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương đã giải ngân vốn đạt 97%, đã và đang xây dựng gần 200 nhà tình thương và nhiều chính sách an sinh xã hội khác được triển khai đồng bộ. Phương pháp thực hiện của huyện Bù Đốp là bám vào chức năng nhiệm vụ của từng ngành để giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành liên quan, gắn với chuyên môn nghiệp vụ của từng ngành để đạt hiệu quả cao nhất”.
Giai đoạn 2020 – 2025,Bình Phước đặt mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 2.000-2.500 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, trong đó có 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số. Để làm điều đó, Bình Phước đề xuất bố trí ngân sách địa phương dành từ 3 - 5% và lồng ghép với các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn của doanh nghiệp, vốn xã hội hóa để thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội toàn diện vùng dân tộc thiểu số.