| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước thúc đẩy chuyển đổi số ngành NN-PTNT

Thứ Năm 27/04/2023 , 19:23 (GMT+7)

Ngày 27/4, Sở NN-PTNT và Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Phước phối hợp tổ chức hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số ngành N-PTNT.

Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Minh Quang cho biết, thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Tỉnh quyết tâm đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệt, chuyển đổi số trong ngành NN-PTNT đạt được những kết quả rất tích cực trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, đã cấp19 mã vùng trồng các loại cây ăn quả phục vụ xuất khẩu với diện tích 1997,8ha, sản lượng khoảng 223.539 tấn/năm. Toàn tỉnh có 22 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước, trong đó có 18 hợp tác xã nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, RA, Organic. Nhiều sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao và hỗ trợ nhiều hộ nông dân đưa các sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử.

"Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 20% trang trại, doanh nghiệp với khoảng 5 - 7 sản phẩm được số hóa; các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số hóa phải có 100% sản phẩm OCOP được số hóa…", Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Phước Nguyễn Minh Quang chia sẻ. 

Ông Hoàng Mạnh Thường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Ông Hoàng Mạnh Thường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Ông Hoàng Mạnh Thường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho biết thêm, hiện nay, hạ tầng số, nền tảng số trong nông nghiệp tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa có điều kiện để tiếp cận các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu nông nghiệp, phần mềm quản lý, thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, diễn biến thời tiết, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Các trang bị máy tính kết nối chưa đồng bộ, hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp gặp khó khăn.

Để đảm bảo xây dựng được hạ tầng số, nền tảng số, chính quyền số trong nông nghiệp, cần phải đảm bảo điều kiện phương tiện, trang bị về thiết bị và hệ thống quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở đảm bảo thông suốt thông tin từ triển khai, tuyên truyền chủ trương chính sách đến cập nhật, phản hồi, nắm bắt thông tin, kết quả từ cơ sở được thông suốt, đảm bảo tính hai chiều.

HTX Nông nghiệp số Bình Phước ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm bơ. Ảnh: Trần Trung.

HTX Nông nghiệp số Bình Phước ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm bơ. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân và hợp tác xã, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn hạn chế, khó khăn trong công tác chuyển đổi số ngành NN-PTNT.

“Chuyển đổi số cho thấy, nếu biết cách khai thác hiệu quả sẽ mang đến những giá trị mới bền vững cho sản xuất nông nghiệp và khẳng định tầm quan trọng, tính cấp thiết của quá trình này. Không chỉ vậy, chuyển đổi số nông nghiệp còn giúp nông dân sản xuất với chi phí thấp, nhưng bán ra với giá cao.

Người sản xuất được kết nối trực tiếp, đưa nông sản tới tay người tiêu dùng, hạn chế khâu trung gian. Đồng thời, giúp mọi người kết nối với nhau dễ dàng, thuận lợi hơn. Qua đó khẳng định, chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu thế tất yếu đối với mọi doanh nghiệp, HTX nếu không muốn bị bỏ lại phía sau”, ông Hoàng Mạnh Thường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước nhấn mạnh.

Người trồng sầu riêng Bình Phước ứng dụng IoT và số hóa vào sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Người trồng sầu riêng Bình Phước ứng dụng IoT và số hóa vào sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Tại hội thảo, các đại biểu được đại diện Viettel Bình Phước trình bày về giải pháp tạo lập, quản lý tổng thể cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp; VNPT Bình Phước trình bày giải pháp an toàn thông tin trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp, giải pháp chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (nền tảng truy xuất nguồn gốc, nền tảng chuỗi cung ứng nông sản, bản đồ nông nghiệp số); Trung tâm Vncert Việt Nam trình bày giải pháp an toàn thông tin trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số là điều tất yếu, tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn tại Bình Phước nói riêng, cả nước nói chung hiện nay vẫn chưa có nền tảng số, chuỗi kết nối số một cách toàn diện, thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất; thiếu kết nối, chia sẻ thông tin ở các khâu của quá trình sản xuất, quản trị, logistics, thương mại nông sản.

Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Bình Phước, ông Nguyễn Minh Quang phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Bình Phước, ông Nguyễn Minh Quang phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

"Hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số ngành NN-PTNT nhằm giới thiệu, triển khai, định hướng các giải pháp chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Qua đó, giúp ngành NN-PTNT tỉnh nhà và các địa phương trong tỉnh có những quyết sách, chỉ đạo, định hướng nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số vào quản trị, sản xuất, kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, tạo đột phá phát triển cho ngành nông nghiệp tỉnh, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho hàng hoá, nông sản Bình Phước.

Trên cở sở xây dựng, góp ý của các chuyên gia, Sở Thông tin - Truyền thông và Sở NN-PTNT sẽ tiếp thu, nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng, đề xuất các chương trình, kế hoạch, chiến lược triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn", Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.