| Hotline: 0983.970.780

Liên kết và chuyển đổi số để phát triển HTX bền vững

Thứ Năm 13/04/2023 , 16:28 (GMT+7)

Liên kết giữa các thành viên HTX và giữa các HTX, đồng thời phát triển chuyển đổi số, là những vấn đề cốt lõi để xây dựng một HTX thực sự vững mạnh.

Đó là những nội dung chính trong hội nghị “Giải pháp tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất và phát triển sản phẩm OCOP”, tổ chức sáng 13/4 tại Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Số 45 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Q.1, TP. HCM). Hội nghị do Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, cùng hàng trăm đại biểu đến từ các HTX, doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp ở TP.HCM và các địa phương lân cận.

Nội dung chính của hội nghị là tìm giải pháp phát triển HTX, liên kết sản xuất, và chuyển đổi số để tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, tiềm năng, chất lượng (OCOP).

Tại hội nghị, PGS.TS Võ Thị Kim Sa, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn - Giám đốc Dự án Phát triển Hợp tác xã Việt Nam có bài phát biểu khá ấn tượng về vấn đề phát triển HTX.

TS Võ Thị Kim Sa: 'Việc tổ chức liên kết trong HTX giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của HTX và mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên tham gia liên kết, giúp giảm chi phí cả chuỗi giá trị - chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ (gọi tắt là chuỗi)'. Ảnh: Hồng Thuỷ.

TS Võ Thị Kim Sa: "Việc tổ chức liên kết trong HTX giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của HTX và mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên tham gia liên kết, giúp giảm chi phí cả chuỗi giá trị - chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ (gọi tắt là chuỗi)". Ảnh: Hồng Thuỷ.

Theo PGS.TS Võ Thị Kim Sa, thế giới hiện có hơn 2,4 triệu HTX với số lượng thành viên lên tới hơn 1 tỷ, nhiều hơn gấp 3 lần so với số lượng cổ đông trực tiếp của các doanh nghiệp/công ty. Thêm vào đó, 250 triệu người đang làm việc cho HTX hoặc có những hoạt động thông qua HTX. 300 hợp tác xã lớn nhất trên thế giới có doanh thu hằng năm lên tới 2.200 tỷ USD, tương đương với GDP của một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới.

Châu Âu có gần 290.000 HTX với 140 triệu thành viên và khoảng 4,9 triệu người làm thuê. Liên minh châu Âu có khoảng 30.000 HTX nông nghiệp với doanh số khoảng 210 tỷ Euro. Điển hình ở Đức, trung bình mỗi HTX nông nghiệp sử dụng 46 lao động. Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên, các HTX nông nghiệp của Đức tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp.

Ở Mỹ có gần 50.000 hợp tác xã với khoảng 150 triệu thành viên. 3.500 HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, đảm nhận gần 1/3 công việc thu hoạch, chế biến và thương mại nông nghiệp. Tổng doanh thu của các HTX này vào khoảng 100 tỷ Euro, trong đó 1/3 thuộc về 100 HTX lớn nhất.

Áp dụng công nghệ điện tử trong sản xuất nông nghệp là yếu tố quan trọng để phát triển. Trong ảnh là hệ thống sấy công nghệ hiện đại của HTX sản xuất dược liệu Phúc An Khang, Đắk Nông. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Áp dụng công nghệ điện tử trong sản xuất nông nghệp là yếu tố quan trọng để phát triển. Trong ảnh là hệ thống sấy công nghệ hiện đại của HTX sản xuất dược liệu Phúc An Khang, Đắk Nông. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ở Nhật Bản, HTX nông nghiệp là kênh tiêu thụ nông sản chính: 90% lúa gạo; trên 50% rau, hoa quả, sữa tươi... Nông dân Nhật Bản chủ yếu mua hàng qua HTX.

Hiện nay các HTX trên cả nước hoạt động đúng Luật Hợp tác xã 2012 nhưng đa phần có quy mô nhỏ, ít thành viên. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp thiếu vắng vai trò của HTX trong thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.

Bản chất của việc thành lập hợp tác xã là tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các thành viên. Các hợp tác xã có quy mô nhỏ, ít thành viên dẫn đến đơn điệu về các dịch vụ hợp tác, liên kết, không phát huy được tiềm năng sức mạnh theo đúng bản chất hợp tác. Phát triển thành viên hợp tác xã với quy mô càng lớn càng giúp giảm giá và đạt chiết khấu thông qua dịch vụ mua chung, tiếp cận các đơn bảng lớn, giá cao và đòi hỏi chất lượng khắt khe hơn thông qua dịch vụ bán chung.

Việc các hợp tác xã có quy mô nhỏ là thực tế của Việt Nam so với sự phát triển hợp tác xã liên tục của các nước trên thế giới. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nhiều hợp tác xã có lịch sử phát triển cả trăm năm với số lượng thành viên lên cả triệu thành viên, tài sản, doanh thu cả trăm triệu USD, mặc dù lúc khai sinh các hợp tác xã này cũng chỉ có vài thành viên sáng lập. Hợp tác xã phát triển số lượng thành viên tăng lên, quy mô tài sản tích lũy nhiều hơn, doanh thu tăng đủ sức cạnh tranh, thậm chí thâu tóm cả đối tác doanh nghiệp. Và cũng có hợp tác xã yếu kém nên bị giải thể hoặc sáp nhập vào hợp tác xã khác để tăng cường hiệu quả. Đây là quá trình cân bằng động, việc lớn mạnh của hợp tác xã cần tương ứng với năng lực quản lý hợp tác và thích nghi với quy mô phát triển của thành viên.

Một nội dung quan trọng khác được trình bày tại hội nghị là vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp, do TS.Nguyễn Trung Kiên, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày.

TS.Nguyễn Trung Kiên, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nói về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thuỷ.

TS.Nguyễn Trung Kiên, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nói về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Trình bày tại hội nghị, TS Nguyễn Trung Kiên cho biết, Ở nước ta, nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng và thu hút lượng lao động lớn nhưng lại có mức độ ứng dụng công nghệ thấp và tụt hậu so với thế giới. chuyển đổi số nói chung (CĐS) là xu thế tất yếu của các ngành, các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ CĐS nông nghiệp ở Việt Nam trên thực tế rất thấp, khái niệm CĐS còn mơ hồ với người nông dân, thậm chí với cả doanh nghiệp (DN). Họ không biết phải bắt đầu CĐS ở đâu, như thế nào…

Những khó khăn trên dường như khiến cho nông dân và DN chưa sẵn sàng CĐS trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, với cách nhìn nhận linh động hơn và cách thức tiếp cận phù hợp, CĐS trong nông nghiệp có thể thực hiện từng bước, đi từ đơn giản tới phức tạp, từ những công đoạn riêng lẻ tới toàn diện, từ tự động hóa một phần tới toàn bộ chu trình, mọi thành phần trong hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp đều có thể tham gia và CĐS ngay.

CĐS không chỉ ở khía cạnh công nghệ mà còn là thay đổi cách thức làm việc của người nông dân, giúp nông dân tiếp cận dễ dàng các quy trình sản xuất tiên tiến; số hóa hoạt động sản xuất và gắn kết sản xuất và thị trường. Một trong những công cụ để hỗ trợ cách tiếp cận CĐS như vậy là nhật ký điện tử. Thay vì cách ghi chép thủ công, với nhật ký điện tử, dữ liệu thu thập được là dữ liệu số, thông qua các thiết bị số. Các giải pháp nhật ký điện tử tạo ra phiên bản số hóa của đồng ruộng, cây trồng vật nuôi, các quy trình canh tác và cả người lao động tham gia vào quá trình canh tác đó thành dữ liệu dùng để  quản lý.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất