| Hotline: 0983.970.780

Bình yên những cánh rừng phòng hộ Vân Canh

Thứ Tư 08/11/2017 , 08:30 (GMT+7)

Nếu những năm trước đây, huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) mỗi năm “biến mất” cả trăm ha rừng thì trong 9 tháng đầu năm 2017 chỉ xảy ra 1 vụ phá rừng, diện tích bị thiệt hại chỉ hơn nửa ha.

Nhưng không phải tự nhiên mà rừng nơi đây được bình yên, có được kết quả này phải kể đến những chủ rừng luôn dốc sức quản lý bảo vệ rừng (QLBVR). Đó là Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh và Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh.

15-08-58_1
Cán bộ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh tuần tra bảo vệ rừng

Đối với Cty TNHH Lâm Nghiệp Hà Thanh, công tác BVR không chỉ tập trung vào những diện tích rừng SX do Cty trồng, mà đơn vị còn hết lòng chăm lo những diện tích rừng tự nhiên không còn khai thác do Cty quản lý.

Với khoản kinh phí được Nhà nước hỗ trợ 200.000đ/ha/năm (từ năm 2015-2020) để thực hiện công tác bảo vệ hơn 13.200ha rừng tự nhiên, Cty lập dự toán, được các ngành chức năng và UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, hàng năm đơn vị triển khai mạnh công tác BVR.

“Chúng tôi tập trung vào công tác tuyên truyền. Tuyên truyền từ Ban quản lý làng đến hộ dân ở những địa phương mà những năm trước đây thường xuyên xảy ra phá rừng, như làng Canh Liên, làng Cà Te (huyện Vân Canh) và nơi có rừng giáp ranh là làng Cát thuộc huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Tại những điểm “nóng” này chúng tôi đều thành lập chốt BVR. Chốt Canh Liên “nóng” nhất được bố trí 10 người trực 24/24, những chốt còn lại từ 3-5 người”, ông Cái Minh Tùng, GĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh cho hay.

Không kém cạnh, trong những năm qua, BQL Rừng phòng hộ Vân Canh cũng đã thực hiện tốt công tác BVR trên diện tích gần 26.000ha rừng. Ông Đoàn Văn Tây, GĐ Ban phấn khởi cho biết: “Nếu như trước đây trên địa bàn huyện Vân Canh mỗi năm mất đến cả trăm ha rừng thì năm nay mất chỉ hơn nửa ha. Mức độ phá rừng trên địa bàn giảm gần bằng không!”.

Để đạt được kết quả trên là nhờ đổi mới phương pháp QLBVR, đặc biệt là tăng cường “bám rừng”! Xác định được những điểm “nóng”, tại mỗi điểm BQL Rừng phòng hộ Vân Canh thành lập 1 chốt chặn. Ở mỗi chốt chặn, công tác phối hợp BVR được thể hiện rõ nét bằng sự gắn bó của các ngành liên quan. Ngoài chủ rừng còn có sự tham gia của lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, công an và huyện đội.

15-08-58_2
Cán bộ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh kiểm tra sinh trưởng rừng theo định kỳ

“Trên toàn lâm phần chúng tôi thành lập đến 9 chốt chặn, mỗi chốt bố trí từ 3 - 4 người trực 24/24. Những chốt này có nhiệm vụ vừa ngăn chặn nạn vận chuyển lâm sản trái phép, vừa kiểm soát phá rừng. Bây giờ lâm tặc phá rừng bằng công nghệ cưa máy, chỉ cần 1 ngày đêm là có thể mất đứt 1ha rừng. Do vậy, khi ở những điểm nóng trong rừng được chốt chặn thì lâm tặc phải chờn. Nhờ đó mà những cánh rừng được bình yên”, ông Đoàn Văn Tây chia sẻ.

Có lẽ không đâu “khát” đất trồng rừng SX như xã vùng cao Canh Liên (huyện Vân Canh). Ở đây có 600 hộ dân thì hầu hết đều không có đất hoặc thiếu đất SX. Đa phần diện tích đất bà con sử dụng để canh tác hiện tại là đất lấn chiếm.

Để giải tỏa nỗi “khát” đất của đồng bào dân tộc miền núi, ngay từ năm 2015, khi sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh đã lập phương án giao hơn 2.200ha diện tích đất trống đồi núi trọc mà Cty không SX cho UBND xã Canh Liên để địa phương này giao lại cho dân canh tác.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm