| Hotline: 0983.970.780

Bỏ dần tàu khai thác thủy sản tận diệt

Thứ Sáu 21/12/2018 , 10:30 (GMT+7)

Bằng hình thức hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu mới thay thế cho các loại tàu hành nghề giã cào, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những hiệu quả bước đầu trong việc chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân, hạn chế việc khai thác tận diệt thủy hải sản.

Với hướng đi này, trong tương lai Quảng Nam sẽ từng bước xóa bỏ các tàu cá khai thác tận diệt, bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.

11-55-31_1_15
2 tàu cá hành nghề giã cào vi phạm bị lực lượng thanh tra, Chi cục Thủy sản Quảng Nam phát hiện xử lý

Giã cào vốn là hình thức khai thác thủy hải sản truyền thống có từ lâu nhưng đến nay đã không còn phù hợp vì ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, mang tính tận diệt. Hiện Quảng Nam có khoảng 120 tàu cá hành nghề giã cào được cấp giấp phép. Tuy nhiên, một số tàu cá dù đăng ký hành nghề khác vẫn lén lút trang bị các phương tiện để hành nghề giã cào.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Nam, trong năm 2018, đơn vị này đã thực hiện 10 đợt thanh kiểm tra trên biển, phát hiện 41 trường hợp hoạt động giã cào trái phép, xử phạt hơn 134 triệu đồng. Tuy nhiên con số này vẫn chưa phản ánh hết được tất cả vì còn gặp nhiều khó khăn như lực lượng thanh tra mỏng, chỉ có thể xử phạt khi bắt được quả tang...

Nhận thấy được mỗi nguy hại của nghề giã cào đối với nguồn lợi thủy sản, từ năm 2014, tỉnh Quảng Nam đã không cấp giấy phép mới, không cho cải hoán, nâng cấp cho tàu cá khai thác theo hình thức này. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh đã khuyến khích bà con giải bản đối với tàu giã cào để thực hiện cho vay, đóng mới tàu công suất lớn vươn khơi khai thác bằng các nghề phù hợp.

Theo đó, nguồn vốn tối đa mà ngư dân được vay là 1,5 tỷ đồng với lãi suất 0% trong thời gian 5 năm. Ngư dân vay vốn chỉ trả phí quản lý 2% mỗi năm. Từ Nghị quyết của quỹ hỗ trợ ngư dân, từ cuối năm 2017 đến 2018, toàn tỉnh có 14 tàu giã cào giải bản để đóng mới tàu cá, nguồn vốn đã cho vay hơn 20 tỷ đồng. Các tàu cá được đóng mới và đi vào hoạt động tương đối hiệu quả.

Ngư dân Đặng Viết Tưởng (xã Tam Tiến, Núi Thành) bắt đầu thực hiện giải bản tàu cá hành nghề giã cào trước đây của mình từ tháng 1/2018 để đóng mới tàu cá lớn có công suất 718CV hành nghề chụp mực. Đến nay, tàu cá của ông Tưởng đã thực hiện được 4 chuyến đi biển và đều có lãi.

“Biết rằng nghề giã cào đã không còn phù hợp nên tôi quyết định vay vốn để đóng mới tàu cá hành nghề khác. Nhờ có chính sách này mà chúng tôi rất mừng, vừa có tàu lớn để vươn khơi đánh bắt, hiệu quả tăng lên vừa không còn lo sợ nghề biển của mình bị cấm”, ông Tưởng nói.

Theo bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng nam thì, để thực hiện quy hoạch ngành thủy sản, Chi cục sẽ tiến hành tham mưu cho Sở NN-PTNT thực hiện đề án chuyển đổi nghề cho các tàu khai thác, nhất là các tàu giã cào chuyển sang nghề khác phù hợp, đồng thời nâng cao công suất tàu cá để ngư dân vươn khơi đánh bắt.

“Để làm được điều này, tôi đề xuất Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT có chính sách để có sự đồng loạt cả nước, không chỉ riêng ở tỉnh Quảng Nam, có như vậy mới có thể bảo vệ được nguồn lợi thủy sản trên cả cộng đồng. Nếu một tỉnh làm mà các tỉnh khác không làm thì không có ý nghĩa gì. Vì về nguyên tắc thì ngư dân có thể đánh bắt ở mọi ngư trường trong cả nước. Còn việc thanh tra thì không thể truy bắt hết được”, bà Tâm nói.

Ông Ngô Tấn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, ngoài việc cho ngư dân vay vốn để giải bản tàu giã cào thì tỉnh cũng có nhiều biện pháp để tuyên truyền cho ngư dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

“Từ ngày 1/1/2019, Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thì Quảng Nam sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân về trách nhiệm của bản thân, cộng đồng, xã hội trong việc vừa khai thác vừa bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Các ngành chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm...”, ông Tấn cho biết.

 

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất