| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Đặc sắc nghề biển ở Nghi Thủy

Thứ Sáu 28/03/2025 , 20:49 (GMT+7)

Phường Nghi Thủy (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những địa phương có hoạt động kinh tế rất sôi động gắn liền với biển.

Phường có hơn 600 ngư dân

Vùng đất Nghi Thủy (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) được tạo nên bởi hiện tượng biển lùi từ xa xưa. Do đó, dân cư sinh sống trên địa bàn này có nguồn gốc từ các nơi khác chuyển đến sinh cơ, lập nghiệp. Nguồn gốc cư dân trên vùng đất Nghi Thủy gắn liền với thần tích của thôn Yên Lương và làng Mai Bảng.

Toàn cảnh bến cá Nghi Thủy. Ảnh: Đình Tiệp.

Toàn cảnh bến cá Nghi Thủy. Ảnh: Đình Tiệp.

Phường Nghi Thủy còn là nơi tụ cư của nhiều dòng họ khác nhau, Nhân dân đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, giàu lòng yêu nước, có tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Bên cạnh đó, người dân Nghi Thủy còn có nhiều phẩm chất đáng quý, như thẳng thắn, thật thà, cần cù và tiết kiệm. Những phẩm chất cao đẹp này được gọt giũa từ chính trong môi trường lao động, sản xuất.

Về Nghi Thủy – nơi nổi tiếng là địa danh làng chài biển với những đặc trưng văn hóa nổi bật. Mới sáng sớm tinh mơ mà bến cá và chợ cá của Nghi Thủy đã náo nhiệt bởi những tiếng í ới gọi nhau râm ran, người người tấp nập trên bến, dưới thuyền.

Ngư dân Nguyễn Văn Mạnh, người đi biển bằng thuyền công suất nhỏ, tâm sự rằng: “Dân Nghi Thủy vốn quen thuộc với nghề đi biển từ nhiều đời nay. Hàng ngày, việc được chuẩn bị đồ nghề để ra biển đánh bắt hải sản là một niềm vui, hạnh phúc lớn. Tuy nghề đánh bắt gần bờ như tôi thu nhập không phải là cao nhưng cũng đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Ngư dân Nguyễn Văn Thu, ở khối Thành Công, phường Nghi Thủy, cho biết: Hiện nay, chúng tôi bắt đầu tập trung vào việc đóng tàu có công suất lớn từ 600-800CV. Nhờ thế, trong thời gian qua năng suất đánh bắt xa bờ cũng được nâng lên, tỏ rõ sự hiệu quả. Mỗi chuyến ra khơi bình quân như tàu cá của tôi đánh bắt được khoảng 15-17 tấn cá. Sau khi trừ chi phí thì mỗi chuyến đi cũng thu về được khoảng trên dưới 200 triệu đồng. Chia bình quân trên đầu người mỗi ngư dân tham gia lao động trên tàu cũng kiếm được khoảng 7-10 triệu đồng.

Ngư dân bốc cá từ thuyền lên bến. Ảnh: Đình Tiệp.

Ngư dân bốc cá từ thuyền lên bến. Ảnh: Đình Tiệp.

Ngư dân phường Nghi Thủy cũng thể hiện sự quyết tâm gắn bó với nghề biển. “Nghề biển gắn bó với người dân Nghi Thủy chúng tôi đã từ bào đời nay. Đã có nhiều thăng trầm đến với nghề này như thời xảy ra sự cố ô nhiễm làm cá chết ở biển Vũng Áng, Hà Tĩnh gây khó khăn lớn về đánh bắt, tiêu thụ hải sản hay như đợt ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 không thể ra khơi. Thế nhưng, với tinh thần luôn sẵn sàng vươn khởi bám biển thì ngư dân chúng tôi tâm niệm đã ra khơi là “chiến thắng trở về” đạt thành quả cao nhất”, ngư dân Võ Thế Lanh, tâm sự sau chuyến ra khơi đạt thành quả lớn với 20 tấn cá trích.

Theo ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịch Hội nông dân phường Nghi Thủy thì toàn phường này hiện nay có đến hơn 600 ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản. Với lực lượng lao động đông đảo đó thì hàng năm đánh bắt được hàng chục nghìn tấn hải sản với giá trị cao.

“Sức bật” để phát triển

Là một trong những địa phương có nghề cá phát triển nhất ở vùng biển Cửa Lò, hiện ngư dân phường Nghi Thủy đang chuyển dần từ đi lộng sang đi khơi, đầu tư thuyền to, máy lớn vươn khơi, đánh bắt ở ngư trường xa.

Mới đây, 2 ngư dân ở khối Yên Đình là Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Đình Phường đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để đóng 4 tàu có công suất 1.100 CV. Sau khi hạ thủy vươn khơi, hiệu quả đánh bắt thấy rõ. Ngư dân Nguyễn Văn Hải cho biết: “Tàu to, vươn khơi xa nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. Mỗi chuyến biển ít cũng đem về 30-50 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 5-7 thuyền viên”.

Cá thu được ngư dân đưa về bến cá. Ảnh: Đình Tiệp.

Cá thu được ngư dân đưa về bến cá. Ảnh: Đình Tiệp.

“Khai thác và chế biến hải sản vốn là nghề chính của người dân địa phương. Nếu như trước đây người dân thường đánh bắt gần bờ, chủ yếu là lưới rê, câu và cất te với tàu công suất nhỏ, thì 5 năm trở lại đây chuyển sang đóng thuyền to, máy lớn để vươn khơi, đánh bắt dài ngày trên biển đem lại sản lượng cao và thu nhập tốt”.

Tại bến cá Nghi Thủy, cứ mỗi sáng sớm, dù chưa đến 4h sáng nhưng đã tấp nập các tàu thuyền lớn nhỏ cập bờ. Hàng trăm tiểu thương tập trung mua sỉ hải sản để tỏa đi khắp các hướng phân phối đến những chợ trên TP. Vinh và các vùng phụ cận như huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn…

Trong khung cảnh tấp nập mua bán, chị Nguyễn Thị Châu, tiểu thương chợ Ga Vinh, chia sẻ: “Tôi làm nghề buôn hải sản đã hơn 20 năm nay, bến cá Nghi Thủy là điểm đến thường xuyên quanh năm của tôi để nhập các loại hải sản. Hải sản đánh bắt của ngư dân Nghi Thủy chất lượng rất tốt từ tôm, mực, tít, cá trích, cá thu…giá cả lại hợp lý nên buôn bán ở chợ cá này rất hợp và ổn định”.

Xe chở hải sản đi tiêu thu khắp nơi. Ảnh: Đình Tiệp.

Xe chở hải sản đi tiêu thu khắp nơi. Ảnh: Đình Tiệp.

Ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịch Hội nông dân phường Nghi Thuỷ, cho biết: Kinh tế phường chủ yếu là khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ du lịch. Riêng ngành nghề khai thác chế biến hải sản chiếm đến khoảng 65% kinh tế của phường. Năm 2023 sản lượng đánh bắt đạt khoảng trên 18,5 nghìn tấn, năm 2024 đạt trên 10 nghìn tấn. Riêng 3 tháng đầu năm 2025 này, sản lượng đánh bắt của ngư dân tốt, vẫn duy trì ổn định nên đời sống ngư dân được nâng lên, hết sức phấn khởi.

Trên địa bàn có hơn 119 tàu thuyền, trong đó có hơn 50 thuyền lớn đánh bắt xa bờ. Ngoài ra toàn phường còn có tới trên 70 thuyền thúng đánh bắt ven bờ. Nghề đi biển đã tạo ra công ăn việc làm thuyền xuyên cho hàng nghìn lao động trên địa bàn.

Nghề biển đang rất phát triển ở Nghi Thủy. Ảnh: Đình Tiệp.

Nghề biển đang rất phát triển ở Nghi Thủy. Ảnh: Đình Tiệp.

Bên cạnh bến cá thì chợ Nghi Thủy có đến 280 dằm cho tiểu thương kinh doanh buôn bán, riêng mùa hè có thêm khoảng 45 - 50 dằm ở đình số 4 có hoạt động để bán đồ khô và đồ tươi các loại hải sản để phục vụ khách du lịch. Địa phương có 01 Làng nghề với 52 hộ chế biến hải sản, trong đó xây dựng được 6 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.

Ông Hoàng Văn Hải, Bí thư Đảng ủy phường Nghi Thủy: Nghi Thủy được Đảng bộ thị xã Cửa Lò (cũ) ban hành Đề án xây dựng điểm đến du lịch phường Nghi Thủy. Theo tinh thần Đề án thì việc xây dựng điểm đến phường Nghi Thủy cần thiết cho sự phát triển của phường, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, gắn kết với phát triển du lịch biển Cửa Lò. Một trong những mục tiêu của đề án là từng bước hình thành và phát triển đô thị đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại hình du lịch, dịch vụ gắn với biển; tạo thành một điểm đến du lịch trải nghiệm hấp dẫn của du lịch Cửa Lò.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 6] Lối đi nào cho chăn nuôi nông hộ?

Lựa chọn khôn ngoan của các nông hộ nhỏ là xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ, gắn với các giống bản địa, đặc sản để khai thác thị trường ngách.

Bệnh dại bùng phát trái mùa, đã có người ở Lào Cai tử vong

Khác với chu kỳ nhiều năm, thời điểm này bệnh dại đã xảy ra ở một số địa phương tại Lào Cai. Có trường hợp không phát hiện kịp thời đã dẫn tới tử vong.

Dự báo độ mặn trên các sông khu vực Nam Trung bộ

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tính toán, trong tuần tới từ ngày 28/3 –3/4, các chỉ tiêu tại 6 vị trí quan trắc đều đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp, độ mặn tại các vị trí có xu hướng giảm nhẹ.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Bàn giao cây di sản cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Hoạt động nằm trong Chương trình 'Phú Thọ - Khát vọng xanh', được tổ chức trong ngày 28/3, với nhiều sự kiện như trồng cây, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày hiện vật...