| Hotline: 0983.970.780

Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại TP.HCM

Thứ Năm 10/10/2024 , 20:55 (GMT+7)

Chiều 10/10, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chuẩn bị, tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 tại TP.HCM.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: T.M.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: T.M.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, qua các buổi kiểm tra, làm việc trong hai ngày 9-10/10 tại một số trường, trung tâm và phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, các thành viên trong đoàn đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 của các đơn vị.

"Các văn bản đã được TP.HCM triển khai rất sớm, mang tính chất bao quát. Đơn cử như việc thiếu thừa trường lớp, TP.HCM đã xác định 147 xã, phường thiếu trường công lập, các em học trường ngoài công lập được xác định mức bù học phí cho học sinh", ông Thái Văn Tài nhận định.

Ngoài ra, ông Tài cũng đánh giá cao Sở GD-ĐT TP.HCM tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành Nghị quyết 13 giúp các địa phương, nhà trường chủ động triển khai các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM.

Ông Thái Văn Tài đánh giá cao TP.HCM ban hành Bộ tiêu chí đánh giá trường học số, từ đó giúp các trường theo tiêu chí đó để xây dựng đề án, trang bị các thiết bị chuyển đổi số trong giáo dục. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đã sớm ban hành Bộ tiêu chí để đánh giá "Trường hội nhập tiên tiến quốc tế".

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đã thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025.

Đây là công việc thường xuyên, hàng năm. Việc kiểm tra tại TP.HCM nhằm nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học, đồng thời xác định những khó khăn, vướng mắc để tìm giải pháp tháo gỡ.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao những kết quả đạt được của TP.HCM, thể hiện đầu tiên qua hệ thống văn bản đầy đủ, kịp thời vào khoảng thời gian đầu năm học. Ngoài ra, địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bổ sung trường, lớp học và bố trí đội ngũ giáo viên, bảo đảm đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh trên địa bàn.

“TP.HCM cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định mang tính tiên phong, có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của Sở GD-ĐT TP.HCM. Đồng thời, chủ động làm công tác truyền thông thể hiện tính nhân văn, kịp thời. Chẳng hạn thiếu phòng học đã chủ động tham mưu Đề án 4.500; thiếu giáo viên chủ động phối hợp sở ban ngành, tham mưu chính sách thu hút giáo viên,…

Đặc biệt, TP.HCM đã chủ động, sáng tạo, đi đầu, năng động trong nhiều hoạt động như dạy học ngoại ngữ, xây dựng thành phố học tập với nhiều mô hình, cách làm hay có thể nhân rộng toàn quốc”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi thành phố ban hành đề án xây dựng 4.500 phòng học, Sở cũng đã tổ chức nhiều đoàn đến các quận, huyện làm việc, nắm tình hình để xác định các dự án khả thi để xây dựng.

Trong đó, đến năm 2025 có hơn 60 dự án với khoảng 1.500 phòng học, góp phần nhằm giảm tải sĩ số học sinh trên lớp ở một số địa phương như TP Thủ Đức, Quận 12, Gò Vấp… nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

Xem thêm
Nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá.

Cả nước có thêm 7 vườn quốc gia

Định hướng đến năm 2030, Việt Nam có tổng cộng 225 khu rừng đặc dụng, với diện tích tăng thêm gần 200.000ha so với hiện tại, trong đó gần 75.000ha là thành lập mới.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 6] Những toan tính của tỉnh Hòa Bình

Điều thú vị và bất ngờ, khi xây đập chặn sông Đà từ đó hình thành nên vùng lòng hồ, gần 5 thập kỷ trước người ta chưa nghĩ tới mục đích cho thủy sản...

Bình luận mới nhất