| Hotline: 0983.970.780

ERPA ươm mầm hi vọng cho miền Tây xứ Nghệ

Thứ Tư 18/12/2024 , 06:07 (GMT+7)

Kiên trì tháo gỡ từng nút thắt dai dẳng rồi cũng mang lại kết quả, lúc này chương trình giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) đang lan tỏa tại vùng cao Nghệ An.

Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Nghệ An thực hiện chi trả kinh phí giảm phát thải khí nhà kính cho các đối tượng thụ hưởng. Ảnh: QBVPTR.

Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Nghệ An thực hiện chi trả kinh phí giảm phát thải khí nhà kính cho các đối tượng thụ hưởng. Ảnh: QBVPTR.

Đặt trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách Nhà nước phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng còn hạn chế thì nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và trồng rừng thay thế đã góp phần giảm thiểu áp lực ngàn cân đè nặng lên vai cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và số đông đồng bào vùng cao.

Đổi thay đã có nhưng vẫn chưa thể khỏa lấp hoàn toàn nỗi lo cơm áo gạo tiền của các đối tượng được giao khoán bảo vệ rừng. Xuất phát từ thực tế đó, Nghệ An đặt nhiều kỳ vọng vào Chương trình giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (gọi tắt là ERPA) nhằm duy trì ổn định tài nguyên rừng, giảm tải áp lực cho ngân sách Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Đồng thời tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, đời sống của người làm nghề rừng, người bảo vệ rừng. Từ đó góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội cũng như duy trì độ che phủ rừng trên địa bàn.

Tỉnh Nghệ An, Sở NN-PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cùng các bên liên quan xác định ERPA là chủ trương lớn, trọng tâm của ngành lâm nghiệp, khi hòa chung vào nhịp đập sẽ mang lại hiệu ứng tích cực, toàn diện.

Theo ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, tổng kinh phí ERPA của Nghệ An được điều phối từ Quỹ TW giai đoạn 2023 - 2025 đạt trên 352 tỷ đồng (Quyết định 3326/QĐ-BNN-TC ngày 02/10/2024).

ERPA là một chính sách mới, chưa có tiền lệ, vì vậy để triển khai hiệu quả Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã làm tốt công tác tham mưu và đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ theo kế hoạch được giao, điển hình như: Tham mưu triển khai Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ; tham mưu Kế hoạch triển khai ERPA trên địa bàn tỉnh Nghệ An, được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 22/02/2024;

Tham mưu phê duyệt Kế hoạch tài chính tổng thể đợt 1 nguồn thu ERPA, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 09/4/2024; tham mưu phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi ERPA, được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 20/5/2024; tham mưu quy định mức khoán bảo vệ rừng; số lần chi trả, thời gian chi trả tiền ERPA cho các đối tượng hưởng lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 24/9/2024…

ERPA góp phần giảm tải áp lực kinh tế cho đồng bào vùng cao Nghệ An. Ảnh: Ngọc Linh.

ERPA góp phần giảm tải áp lực kinh tế cho đồng bào vùng cao Nghệ An. Ảnh: Ngọc Linh.

Số lượng đối tượng chi trả ERPA lớn (38.141 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 211 UBND cấp xã được giao quản lý rừng; 40 chủ rừng là tổ chức), dàn trải qua nhiều huyện, trong đó tập trung chính ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, hạ tầng chưa phát triển, điều đó đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan thực hiện. Dù vậy với sự cố gắng, nỗ lực xuyên suốt tình hình đã được đẩy nhanh, tính đến ngày 17/12/2024 Quỹ Bảo vệ và Pháat triển rừng tỉnh Nghệ An đã giải ngân được 131.151 triệu đồng.

ERPA có quy mô lớn, bao hàm, lại chưa từng có “tiền lệ” nên khó tránh khỏi những vướng mắc, vì thế đòi hỏi phải kiên trì, nhẫn nại tháo gỡ từng bước, mỗi bước đi đều thể hiện sự chắc chắn, tuyệt đối không vì nóng vội mà lơ là, chủ quan.

Chủ trương đúng đắn nhận được sự đồng thuận lớn của đồng bào Nghệ An tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, qua đó góp phần phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với xây dựng khối đoàn kết toàn cộng đồng.

Xem thêm
Hà Giang có 10 Sở thực hiện hợp nhất

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh này.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cuộc cách mạng lớn

An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 hợp tác xã đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.