| Hotline: 0983.970.780

Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo xử lý việc thừa giáo viên

Thứ Ba 24/08/2021 , 10:03 (GMT+7)

Xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học hoặc bố trí nghỉ hưu sớm đối với những giáo viên không bảo đảm yêu cầu giảng dạy

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa giáo viên do việc tuyển dụng không sát với nhu cầu 

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa giáo viên do việc tuyển dụng không sát với nhu cầu 

Theo cơ sở dữ liệu quốc gia ngành giáo dục, năm học 2020-2021, toàn quốc thừa 10.344 giáo viên chủ yếu ở cấp tiểu học và trung học cơ sở khi việc sắp xếp, bố trí giáo viên được phân cấp cho chính quyền cấp quận/ huyện. Cụ thể, cấp tiểu học thừa 5.341, THCS thừa 4.688, THPT thừa 315 giáo viên.

Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa giáo viên do việc tuyển dụng không sát với nhu cầu và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh; việc bố trí, điều động, phân công giáo viên chưa phù hợp, nhiều địa phương chưa có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền cấp tỉnh/thành phố trong việc điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu trên phạm vi toàn tỉnh; do cơ cấu giáo viên phải bố trí theo từng môn học, tình trạng di dân cơ học tại một số khu công nghiệp, đô thị lớn…

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung để giải quyết tình trạng thừa giáo viên, làm căn cứ cho việc duyệt và giao bổ sung biên chế giáo viên còn thiếu của các địa phương.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả các cấp học, môn học; xác định cụ thể số lượng, cơ cấu, độ tuổi của giáo viên dư thừa ở từng trường, từng cấp học, môn học.

Đồng thời, xây dựng phương án giải quyết phù hợp với từng đối tượng giáo viên như điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu (ưu tiên theo thứ tự cùng cấp học, môn học; cùng xã, cùng huyện, trong tỉnh); Tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng 2 đối với những giáo viên còn độ tuổi công tác, có năng lực và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu.

Xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học (thiết bị, thí nghiệm, thư viện,…) hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định đối với những giáo viên không bảo đảm yêu cầu giảng dạy do sức khỏe, độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GD-ĐT lưu ý các địa phương cần dựa trên nguyên tắc công khai, công bằng; bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của giáo viên; phát huy năng lực, sở trường của giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác.

Ngoài ra, các địa phương cần bố trí kinh phí để hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều chuyển, sắp xếp; giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm đảm bảo chế độ, chính sách cũng như an sinh xã hội đối với giáo viên.

Việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên thực hiện trước ngày 30/10/2021 và báo cáo về Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ trước ngày 15/11/2021 để làm cơ sở đề xuất, báo cáo Chính phủ bổ sung biên chế còn thiếu cho các địa phương.

Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT thống nhất chỉ xem xét, đề xuất và báo cáo Chính phủ bổ sung biên chế đối với các địa phương đã giải quyết được tình trạng thừa giáo viên và đã sử dụng hết số biên chế được giao.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.