| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'Biến những điều không thể thành có thể'

Thứ Sáu 11/02/2022 , 16:01 (GMT+7)

ĐBSCL Bộ Trưởng Lê Minh Hoan tâm đắc với câu "Biến những điều không thể thành có thể". Trước đây, chỉ có thể trồng lúa hoặc nuôi tôm, bây giờ kết hợp được cả tôm lúa.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Phạm Văn Thiều chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp của tỉnh tại hội thảo. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Phạm Văn Thiều chia sẻ kinh nghiệm làm nông nghiệp của tỉnh tại hội thảo. Ảnh: Trọng Linh.

Tôm lúa tới đâu trúng đó

Tại TP Bạc Liêu vừa  diễn ra Hội thảo "Phát triển mô hình Lúa thơm - Tôm sạch vùng Mê Công", hướng đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững tích hợp đa giá trị. Buổi Hội thảo có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về “phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” đến nay hơn 4 năm. Thời gian tuy chưa dài nhưng đã thực sự tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Đối với tỉnh Bạc Liêu có điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước đa dạng với 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt nên rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển thủy sản nói riêng.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng, đến tham quan gian hàng của Tập đoàn Bồ Đề. Ảnh: Trọng Linh.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng, đến tham quan gian hàng của Tập đoàn Bồ Đề. Ảnh: Trọng Linh.

Đến nay, Bạc Liêu có trên 140.000 ha diện tích canh tác nuôi trồng thủy sản, với nhiều loại hình sản xuất nuôi trồng đa dạng mang lại lợi ích kinh tế, giá trị sản xuất thủy sản cao. Bạc Liêu là nơi có sản lượng tôm nuôi đứng thứ 2 cả nước và là tỉnh có quy mô sản xuất tôm giống lớn nhất khu vực ĐBSCL. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, cho năng suất cao gấp 10-15 lần so với nuôi tôm thông thường.

Trong chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác tôm lúa đều tăng qua từng năm về diện tích, năng suất và giá trị gia tăng. Đây là mô hình phát triển bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa. Có nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất (nuôi tôm sạch, sinh thái, lúa thơm, chất lượng cao...) với các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và bà con nông dân.

Đồng thời, với phát triển tôm thì việc phát triển cây lúa, nhất là mô hình tôm lúa đã và đang có nhiều bước tiến bộ rất tốt, mang lại hiệu quả cao nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (như: Giống chịu mặn, cải tiến thời vụ, sử dụng phân bón, thuốc vi sinh, sinh học...). Mô hình tôm lúa tạo ra hệ sinh thái, môi trường an toàn, ổn định có lợi cho nuôi tôm và trồng lúa bền vững, cho ra sản phẩm an toàn đáp ứng cho người tiêu dùng và xuất khẩu hiện nay.

Mô hình tôm lúa là mô hình bền vững, hiệu quả, là mô hình "thông minh" tạo ra các sản phẩm sạch, phù hợp với quy trình GAP, giúp nông dân áp dụng các biện pháp canh tác, phòng chống dịch ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… Qua đó nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Có thể khẳng định, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển mô hình “lúa thơm - tôm sạch” của tỉnh Bạc Liêu và của vùng ĐBSCL.

PGS TS Dương Nhựt Long, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ). Ảnh: Trọng Linh.

PGS TS Dương Nhựt Long, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ). Ảnh: Trọng Linh.

Tại Hội thảo, PGS TS Dương Nhựt Long, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ: Tôm càng xanh có khả năng thích ứng với biến đổi vô cùng. Thông qua BĐKH, Trường Đại học Cần Thơ tạo ra ứng dụng công nghệ IOT và mạng cảm biến giám sát môi trường. Qua quá trình nghiên cứu mô hình tôm lúa tại Bạc Liêu cho thấy lợi nhuận đem lại trung bình khoảng 90 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang lên đến 130 triệu đồng/ha/năm.

Nông dân Phạm Chí Mến, ấp Nam Quý, xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chia sẻ kinh nghiệm làm tôm lúa. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân Phạm Chí Mến, ấp Nam Quý, xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chia sẻ kinh nghiệm làm tôm lúa. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân Phạm Chí Mến (ấp Nam Quý, xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang), cho biết: Trước đây gia đình sản xuất lúa thường, sau đó Kỹ sư Hồ Quang Cua xuống tận nơi giúp nhân rộng mô hình lúa ST. Sau mấy mùa vụ sản xuất năng xuất lúa đạt trung bình khoảng 6 -7 tấn/ha. Từ khi sản xuất lúa ST đến nay giá lúa luôn được các thương lái mua giá cao. Bây giờ đi đến đâu tôi cũng vận động bà con trồng giống lúa ST. Đến giờ người dân trong ấp Nam Quý đa phần đều sử dụng giống lúa ST của Kỹ sư Hồ Quang Cua. Ngoài ra, việc thả tôm gia đình thu về lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha/năm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cùng với đoàn tham quan mô hình tôm lúa tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cùng với đoàn tham quan mô hình tôm lúa tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Biến những điều không thể thành có thể

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu của chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng như nông dân, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, nhấn mạnh: Tôi rất tâm đắc với câu nói biến những điều không thể thành có thể. Có những vấn đề nội tại kéo dài quá lâu nhiều khi nó đã ăn sâu vào tiềm thức của những người nông dân. Trước đó, chúng ta chỉ có thể trồng lúa hoặc là nuôi tôm nhưng bây giờ đã kết hợp trồng lúa và nuôi tôm. Tư duy tích hợp đa giá trị trên một đơn vị diện tích.

Ngày xưa phát triển theo tư duy đơn giá trị, có ngành hàng lúa, ngành hàng tôm nhưng với mô hình tôm lúa như hiện nay thì nó sẽ tích hợp lại. Mặc dù mô hình tôm lúa chỉ có ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang nhưng rõ ràng đã minh chứng một điều là bà con nông dân đã thích ứng rất nhanh với biến đổi khí hậu. 

Hiện nay, người nông dân đã thông qua các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học để thay đổi tư duy sản xuất. Mọi sự thay đổi ban đầu sẽ rất khó khăn nhưng nếu không thay đổi thì khó khăn sẽ còn chồng chất nhiều hơn trong bối cảnh hiện nay.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.