| Hotline: 0983.970.780

Mặn ở ĐBSCL xâm nhập sâu hơn thời gian tới

Chủ Nhật 06/02/2022 , 12:45 (GMT+7)

Thời gian tới, các hồ trên lưu vực sông Mê Kông sẽ tiếp tục hạn chế xả nước, do đó dòng chảy còn giảm nhanh, có thể làm mặn xâm nhập sâu thêm.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, lưu vực sông Mê Kông đã bước vào thời kỳ cao điểm của mùa kiệt năm 2021-2022. Dòng chảy thượng nguồn về ĐBSCL có xu thế giảm.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang có xu hướng giảm. Ảnh: Minh Đảm.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang có xu hướng giảm. Ảnh: Minh Đảm.

Trong tuần qua, tại trạm Kratie (Campuchia), mực nước ổn định ở mức 7,2 - 7,4m, cao hơn mực nước trung bình nhiều năm (TBNN).

Tại Biển Hồ, dung tích hiện còn lại khoảng 5,18 tỷ m3, cao hơn so với mùa khô năm 2020 - 2021, nhưng thấp hơn so với TBNN. Tại Tân Châu và Châu Đốc, mực nước đạt 1,56 - 1,7m.   

Các hồ chứa thuộc Trung Quốc xả nước hạn chế và lợi dụng cột nước cao để phát điện. Tại Thuỷ điện Cảnh Hồng lưu lượng xả về hạ lưu từ 23/1 đến nay trên dưới 700 m3/s, tương đương với 1 tổ máy phát điện. Thời gian tới các hồ trên lưu vực sẽ còn tiếp tục xả nước hạn chế, do đó dòng chảy còn giảm nhanh, là nguyên nhân có thể làm mặn xâm nhập sâu thêm.

Vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ có thuận lợi hơn về nguồn nước so với các vùng khác trên đồng bằng. Dự báo trong tháng 2, mực nước bình quân có khả năng thấp hơn so với TBNN từ 20 - 30 cm.

Vùng giữa ĐBSCL (gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre) và các vùng cặp sông Tiền, sông Hậu có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường đến tháng 2. Tháng 2, tháng 3, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 50 - 65km, ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống lấy nước.

Nguy cơ mặn xâm nhập sâu hơn sẽ diễn ra trong thời gian tới ở ĐBSCL. Ảnh: MĐ.

Nguy cơ mặn xâm nhập sâu hơn sẽ diễn ra trong thời gian tới ở ĐBSCL. Ảnh: MĐ.

Vùng ven biển ĐBSCL bao gồm các tỉnh ven biển (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để. Tháng 2 - 3, mặn có thể ở xâm nhập 50 - 65 km.

Để đề phòng các rủi ro do hạn, mặn gây ra, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo các địa phương cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ, vận hành hệ thống công trình hợp lý, chuẩn bị các giải pháp ứng phó ngay từ đầu mùa khô. Đồng thời tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.