| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải mã thị trường Trung Quốc, gỡ khó cho xuất khẩu nông sản

Thứ Năm 07/11/2019 , 10:41 (GMT+7)

Tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội vào sáng nay (7/11), Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã lý giải về hiện tượng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh, đồng thời nêu giải pháp để mở rộng thị trường đối với quốc gia 1,4 tỷ dân.

Thanh long là sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên do năng lực thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh hạn chế, dẫn đến bị ùn ứ tại thời điểm chính vụ thu hoạch.


Đang đàm phán, đề nghị Trung Quốc thông quan nhiều sản phẩm nông sản

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung chất vấn Bộ trưởng vấn đề lo đảm bảo thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản, tránh phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, cho biết: Trong thời gian qua, rau quả, trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh. Trên thực tế đã phát triển mạnh tại thị trường Trung Quốc và một số thị trường quan trọng khác chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc, kể cả EU, Mỹ, Nhật Bản, Newzealand và nhiều quốc gia khác.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Tuy nhiên, bất cập hiện nay là rau quả, trái cây phần lớn là xuất khẩu thô, chưa qua chế biến. Do đó, nông sản của Việt Nam còn vướng rất nhiều điều kiện để đảm bảo xuất khẩu chính ngạch, ổn định thị trường.

"Như Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hôm qua nói chúng ta làm với Trung Quốc từ rất lâu rồi, nhưng mới chỉ có 9 mặt hàng rau quả, trái cây được cấp phép xuất khẩu trực tiếp đã chính thức”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Ngoài ra, hàng loạt sản phẩm rau quả, trái cây tiềm năng khác, chúng ta vẫn đang chờ đợi từ Trung Quốc và chưa hoàn tất được khâu mở cửa thị trường. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nếu chúng ta vượt qua những hàng rào kỹ thuật về an toàn thực phẩm cũng như các điều khoản khác thì nông sản Việt Nam không những có cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc, mà còn tiếp cận được hàng loạt các thị trường khác trên thế giới. Vì Trung Quốc bây giờ cũng áp dụng những quy định chung của thương mại quốc tế.

Theo người đứng đầu Bộ Công thương, việc tổ chức lại sản xuất như ngày hôm qua đã đề cập đến cho rau quả, trái cây nói riêng và nông nghiệp nói chung là rất cơ bản quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế  chúng ta.
 

Tổ chức sản xuất theo yêu cầu thị trường Trung Quốc

Ví dụ, cây thanh long  mới được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, nhiều hàng hoá được thông quan chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Vì vậy khi vào mùa vụ, các sản phẩm có tình trạng ùn ứ. Nguyên nhân là do không sự phối hợp tại cửa khẩu thông quan của tỉnh Lạng Sơn với các địa phương tổ chức sản xuất mặt hàng tổ chức chưa tốt.

Những congtainer lạnh chở nông sản xếp hàng chờ thông quan sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.

Năng lực thông quan qua các cửa khẩu quốc tế có hạn chế, mức độ khoảng 2.300 xe container/ngày nhưng vào thời kỳ cao điểm của thời vụ lên tới 5.600 xe.

Chính vì vậy đã gây ra tình trạng ách tắc, ùn ứ. Vấn đề thứ ba là mặc dù chúng ta đã có xuất khẩu chính ngạch. Nhưng khâu tổ chức sản xuất để thực hiện các hoạt động thâm nhập thị trường vẫn là thủ công và làm đơn giản, chủ yếu là tự phát và thông qua các thương lái người Việt và Trung Quốc.

Vì vậy, những yêu cầu mới của phía Trung Quốc liên quan đến truy xuất nguồn gốc, liên quan đến đóng gói bao bì, thì lại không đảm bảo.

Từ đó dẫn đến tình trạng thông quan tại cửa khẩu luôn bị vướng vào những chi tiết kỹ thuật, kéo dài thời gian.

Để giải quyết bất cập trên, Bộ Công thương đã chủ động phối hợp với Bộ NN-PTNT và tỉnh Lạng Sơn để tổ chức điều phối. Bên cạnh đó, tổ chức các phiên làm việc với Trung Quốc để nâng cao năng lực thông quan.

Nhưng cơ bản chúng tôi cho rằng, các địa phương cần tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu chung của Trung Quốc và tập quán quốc tế.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Bố trí đất, xây nhà ở cho người dân sau bão lũ

YÊN BÁI Hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng trong bão số 3 ở huyện Trấn Yên đang được xây dựng, sửa chữa đồng loạt để giúp bà con ổn định cuộc sống, đón Tết yên vui.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.