| Hotline: 0983.970.780

Sầu riêng Đăk Lăk tìm hướng xuất ngoại: [Bài 2] Để rộng đường vào Trung Quốc

Chủ Nhật 03/11/2019 , 20:33 (GMT+7)

Chính quyền và nông dân Đăk Lăk đang khẩn trương triển khai các bước để mặt hàng sầu riêng được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc...

Diện tích vượt xa quy hoạch

Do giá tăng cao liên tục thời gian qua nên sầu riêng là loại cây ăn trái cho thu nhập rất cao, mỗi ha có thể thu hàng tỷ đồng. Chính vì vậy những năm qua nông dân Đăk Lăk đã lao vào trồng loại cây trồng này. Theo số liệu của Sở NN-PTNT Đăk Lăk, nếu như năm 2014 diện tích sầu riêng toàn tỉnh mới đạt 1.379ha, thì tính đến cuối năm 2018, diện tích đã tăng lên 6.089ha, đó là chưa kể đến hàng ngàn ha được trồng mới trong năm 2019.

Diện tích sầu riêng của Đăk Lăk đã vượt xa so với quy hoạch chung của tỉnh

Theo Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thì đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển 5.000ha sầu riêng. Như vậy, với diện tích sầu riêng hiện nay thì đã vượt xa quy hoạch chung của tỉnh. Các giống sầu riêng chủ yếu là các giống chất lượng cao như: Dona, Ri6, Monthon… được trồng tập trung tại các huyện Krông Păk, Krông Năng và huyện Krông Buk. Cũng theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, hiện nay diện tích sầu riêng đang cho thu hoạch trên 3.000ha, với năng suất bình quân 20 tấn/ha, thì sản lượng sầu riêng toàn tỉnh đạt từ 50.000 – 60.000 tấn.

Thực tế những năm qua sầu riêng của Đăk Lăk chủ yếu xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, nay thị trường Trung Quốc “bít” con đường này trong khi đó mặt hàng trái sầu riêng của Việt Nam chưa được Trung Quốc cho xuất khẩu chính ngạch. Từ thực tế này nguy cơ khủng hoảng thừa sầu riêng tại Đăk Lăk có nguy cơ xảy ra đặc biệt trong những năm tới khi diện tích sầu riêng cho thu hoạch tăng nhanh.

Xây dựng vùng sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Bà Võ Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Đăk Lăk cho biết, từ năm 2019 thị trường Trung Quốc đóng cửa nhập khẩu sầu riêng qua đường tiểu ngạch dẫn đến khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sầu riêng. Do vậy để sầu riêng phát triển bền vững thì ngành chức năng, doanh nghiệp và đặc biệt người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất từ tự phát sang trồng sầu riêng có kiểm soát. Trước mắt, ngành nông nghiệp Đăk Lăk đã tăng cường các hoạt động hội chợ, hội thảo giới thiệu, quảng bá mặt hàng sầu riêng Đăk Lăk, để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Để sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu người nông dân cần sản xuất theo VietGAP

Bà Võ Thị Thanh Bình cho biết: Cùng với tuyên truyền quảng bá sầu riêng Đăk Lăk tiêu thụ trong nước thì vấn đề quan trọng nhất mà ngành nông nghiệp của tỉnh đang triển khai đó là tuyên truyền, vận động cho bà con nông dân và doanh nghiệp trồng sầu riêng thực hiện canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quốc tế về ATVSTP và truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Đây là các điều kiện cơ bản cho việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng ra thị trường nước ngoài.

Ông Trương Quang Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Cà phê Phước An cho biết: Hiện nay Cty có trên 400ha sầu riêng với trên 500 hộ tham gia nhận khoán chăm sóc và hưởng lợi. Trước việc thị trường Trung Quốc không cho xuất khẩu sầu riêng qua đường tiểu ngạch, thời gian qua Cty và người dân đã xây dựng vùng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng chứng nhận vùng trồng. Không chỉ ngành chức năng Đăk Lăk đang rốt ráo bắt tay vào xây dựng vùng sầu riêng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch mà người dân và doanh nghiệp cũng đang tích cực tham gia.

Nguy cơ sầu riêng dư thừa nếu không được xuất khẩu

“Đến nay đã có trên 80ha sầu riêng của Cty được cấp chứng chỉ VietGAP, thời gian tới Cty tiếp tục hướng dẫn bà con sản xuất theo tiêu chuẩn này để tiến tới bước nữa là được chứng nhận vùng trồng, trong đó có truy xuất nguồn gốc, chứng nhận bao bì, đóng gói... Hiện tại Cty chúng tôi đang làm thủ tục, hoàn thiện hồ sơ chứng nhận vùng trồng để gửi các cơ quan chức năng chứng nhận vùng trồng”, ông Tuấn cho biết.

Theo bà Võ Thị Thanh Bình, đến thời điểm hiện tại, các ngành chức năng, doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk đã gắn mác truy xuất nguồn gốc được 11 vùng trồng sầu riêng tại huyện Krông Păk. “Chúng tôi không chờ đến khi trái sầu riêng được xuất khẩu chính thức mới triển khai làm các thủ tục, quy trình mà ngay từ bây giờ chúng tôi đã triển khai hướng dẫn người dân canh tác đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quốc tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho mặc hàng sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch ra thị trường quốc tế”, bà Bình chia sẻ.

Tuy nhiên theo bà Bình, khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc triển khai trương trình gắn mã truy xuất nguồn gốc đó là mỗi vùng trồng phải đảm bảo diện tích trồng tập trung cùng một giống từ 7ha trở lên, trong khi đó những năm qua người dân trồng sầu riêng tại Đăk Lăk chủ yếu tự phát, mỗi hộ trồng một giống khác nhau đồng thời thường trồng xen trong vườn cà phê.

“Để sầu riêng xuất khẩu chính ngạch ngoài các điều kiện về quy trình sản xuất sạch, ATVSTP,  truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì... thì còn phải đảm bảo sơ chế, bảo quản. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có rất ít nhà máy chế biến và bảo quản nông sản. Số lượng doanh nghiệp sơ chế, chế biến sản phẩm quả tươi trên địa bàn đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công suất thấp, dây chuyền máy móc trang thiết bị thiếu đồng bộ nên chất lượng sản phẩm chưa cao, dẫn đến đánh mất lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đã bước đầu hình thành nhưng còn mang tính tự phát, mới dừng lại ở khâu sản xuất và sơ chế thô, chưa có sự kết nối giữa sản xuất - chế biến - thị trường, chưa tạo được nhiều sản phẩm có khả năng tiếp cận trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

(Ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Đăk Lăk).

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.