| Hotline: 0983.970.780

Bồi bổ đất từ rơm rạ bằng vi sinh chuyên dụng

Thứ Năm 24/10/2024 , 06:00 (GMT+7)

Đồng Tháp Chế phẩm vi sinh chuyên dụng xử lý rơm rạ trên đồng ruộng được các nhà khoa học nghiên cứu và thử nghiệm trên đồng ruộng vùng ĐBSCL đã có tín hiệu tích cực…

Nông dân dễ áp dụng

Chúng tôi theo chân đoàn các nhà khoa học và cán bộ địa phương đến khảo sát thực tế mô hình thí điểm xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng chế phẩm vi sinh chuyên dụng tại thửa ruộng của anh Lê Long Hồ, ấp Long Bình, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Đoàn các nhà khoa học và cán bộ địa phương đến khảo sát thực tế tại thửa ruộng của anh Lê Long Hồ. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn các nhà khoa học và cán bộ địa phương đến khảo sát thực tế tại thửa ruộng của anh Lê Long Hồ. Ảnh: Minh Sáng.

Cầm trên tay bông lúa trĩu hạt vàng óng, anh Lê Long Hồ, chủ ruộng thực hiện mô hình hào hứng tâm sự: “Sau hơn 3 tháng triển khai mô hình thử nghiệm, đến nay lúa đã đến ngày thu hoạch. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong khâu xử lý rơm rạ ngay từ đầu vụ nên giúp cây lúa phát triển khỏe, bông dài nhiều hạt và kháng sâu bệnh tốt hơn so với những vụ trước và lúa cho hạt dày mẩy”.     

Theo anh Hồ, những vụ trước, thu hoạch xong là anh đốt rơm rạ, cày úp, vừa ô nhiễm môi trường lại lãng phí nguồn tài nguyên hữu cơ từ rơm, rạ. Vụ này, khi được các nhà khoa học hỗ trợ triển khai mô hình anh chỉ gieo sạ từ 70 đến 90 kg lúa giống/ha (những vụ trước là từ 120 -150 kg/ha), giảm được khá nhiều chi phí sản xuất, phân bón, thuốc hóa học trên đồng ruộng.

Để đánh giá thực tế kết quả mô hình trên cánh đồng của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Long, nhóm các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (Viện KHKTNN Miền Nam) đã chọn ngẫu nhiên 1m2 lúa trong ruộng rồi tiến hành cắt để cân đo đong đếm từng số hạt trên bông trước sự chứng kiến của đoàn lãnh đạo địa phương và nông dân. Đồng thời, lấy thêm các mẫu đất tại ruộng để phân tích các chỉ tiêu về dinh dưỡng vi sinh hữu cơ sau khi thí nghiệm mô hình này.

“Khi tiến hành làm thì tôi thấy khá đơn giản, rơm rạ sau thu hoạch vẫn để trên đồng ruộng, không cần thu gom chất đống, chỉ việc rắc chế phẩm vi sinh rồi cày úp là xong và hiệu quả mang lại rất khác biệt”, anh Hồ chia sẻ. 

Khi nông dân thực hiện theo đúng kỹ thuật, cây lúa khỏe hơn, phát triển tốt hơn, bông dài nhiều hạt và kháng sâu bệnh tốt hơn so với những vụ trước. Ảnh: Minh Sáng.

Khi nông dân thực hiện theo đúng kỹ thuật, cây lúa khỏe hơn, phát triển tốt hơn, bông dài nhiều hạt và kháng sâu bệnh tốt hơn so với những vụ trước. Ảnh: Minh Sáng.

Giảm 40% phân bón, thuốc hóa học

Thực hiện theo “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp phối hợp với doanh nghiệp triển khai xây dựng thí điểm các mô hình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng (vụ hè thu 2024) bằng chế phẩm vi sinh chuyên dụng trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Xây dựng thí điểm các mô hình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng (vụ hè thu 2024) bằng chế phẩm vi sinh chuyên dụng tại vùng ĐBSCL bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Ảnh: Minh Sáng.

Xây dựng thí điểm các mô hình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng (vụ hè thu 2024) bằng chế phẩm vi sinh chuyên dụng tại vùng ĐBSCL bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Nguyễn Đình Tuân, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp cho biết: “Ngay khi bắt đầu xuống giống, nông dân đã được hướng dẫn không đốt rơm rạ trên đồng ruộng theo thói quen từ lâu nay mà sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên dụng để làm hoai mục rơm rạ ngay trên đồng ruộng hoặc thu gom để xử lý thành phân hữu cơ. Sau khoảng 15 ngày gốc rạ, rơm phân hủy tạo thành phân hữu cơ, vừa an toàn lại thân thiện với môi trường”.

Theo ông Tuân, dự án khuyến nông trung ương: "Xây dựng mô hình ứng dụng dịch vụ cơ giới hóa thu gom rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất nấm, thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ tại một số tỉnh ĐBSCL" thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và Tiền Giang; trong đó mô hình tại tỉnh Đồng Tháp thực tại ấp Long Bình, xã Hòa Long đã thực hiện bón phân hữu cơ có chứa vi sinh để xử lý rơm rạ được thực hiện trên diện tích trên 1,2 ha, với giống lúa OM380, nông dân đã giảm được khoảng 50 kg lúa giống/ha và 40% lượng phân bón, thuốc BVTV so với ruộng đối chứng; cây lúa khỏe, ít đổ ngã, giảm số bệnh, bông dài hạt mẩy và số lượng hạt nhiều hơn so với ruộng đối chứng, năng suất đạt trên 7 tấn/ha, mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với mô hình truyền thống từ 15-20%.

Bà Đỗ Thị Kim Cúc, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Long cho biết: “Từ hiệu quả bước đầu của mô hình mang lại, chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học cũng như doanh nghiệp tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình này trên toàn địa bàn xã".

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.