| Hotline: 0983.970.780

'Bôi trơn’ hàng trăm triệu đồng cho cán bộ làm nhanh sổ đỏ

Thứ Ba 07/02/2023 , 09:23 (GMT+7)

HÀ TĨNH Các đối tượng là cán bộ địa chính, cán bộ thuế và Văn phòng đăng ký đất đai ở Hà Tĩnh đã móc nối với nhau nhận tiền “bôi trơn” để làm nhanh sổ đỏ.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Anh và Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng để điều tra về các hành vi "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Môi giới hối lộ".

Văn phòng đăng ký đất đai (Sở TN-MT Hà Tĩnh) - nơi có 8 cán bộ nhận bị khởi tố, bắt giam.

Văn phòng đăng ký đất đai (Sở TN-MT Hà Tĩnh) - nơi có 8 cán bộ nhận bị khởi tố, bắt giam.

Cụ thể danh tính 13 bị can gồm: Đặng Quốc Anh (SN 1987), Trần Bá Cường (SN 1990), Nguyễn Ngọc Hợp (SN 1989), Nguyễn Võ Thanh Hiền (SN 1998), đều là cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Kỳ Anh; Trần Thị Thu Thảo (SN 1989), Hồ Thị Thanh Huyền (SN 1982), Hồ Thị Dung (SN 1993), thuộc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Thạch Hà.

Lê Viết Hoàng (SN 1987) công chức địa chính xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh; Trần Thị Cẩm Anh (SN 1989), công chức địa chính xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh; Trần Văn Huấn, cán bộ công chức địa chính xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà.

2 bị can ngành Thuế gồm: Hoàng Xuân Phùng, cán bộ Chi cục thuế khu vực Kỳ Anh và 1 nữ cán bộ Chi cục thuế khu vực Thạch Hà - Lộc Hà.

Ngoài ra, liên quan đường dây này, Vương Tuấn Thịnh (SN 1977), cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Tĩnh cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Các bị can trên bị khởi tố về tội nhận, môi giới hối lộ, còn bị can đưa hối lộ bị khởi tố, bắt giam là một đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Các bị can tại cơ quan điều tra.

Các bị can tại cơ quan điều tra.

Theo tài liệu từ CQĐT, từ tháng 6/2021 đến tháng 11/2022, lợi dụng hiện tượng đất sốt xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh, các "cò đất" có nhu cầu làm nhanh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nên đã móc nối với các đối tượng này để rút ngắn thủ tục cấp bìa đỏ từ 3-5 ngày, thậm chí có những hồ sơ chỉ làm trong nửa ngày. Riêng trên địa bàn huyện Kỳ Anh, các đối tượng đã làm nhanh hơn 100 sổ đỏ cho người dân, thu lợi bất chính hơn 400 triệu đồng.

Bước đầu xác định, để làm nhanh sổ đỏ, “cò đất" phải chung chi trung bình từ 3,5 - 5 triệu đồng trên mỗi bộ hồ sơ để làm nhanh thủ tục. Số tiền trên cán bộ địa chính xã sẽ được nhận từ 1 - 1,5 triệu đồng, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ được nhận từ 2,5 - 3 triệu đồng và cán bộ thuế được trích khoảng 500 ngàn đồng/bộ.

Xem thêm
Bị giật dây chuyền khi đi tập thể dục buổi sớm

Công an huyện Lương Sơn vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Điền (Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm