| Hotline: 0983.970.780

Bón phân hóa học cho cà phê có làm đất bị thoái hóa không?

Thứ Bảy 10/12/2022 , 10:45 (GMT+7)

Có nhiều ý kiến cho rằng: Bón nhiều phân hóa học sẽ làm đất bị chai. Nói theo ngôn ngữ khoa học thì gọi là đất bị thoái hóa, vậy có đúng hay không?

Khi tiếp xúc với bà con đang trồng cà phê, chúng tôi cũng được nghe câu hỏi tương tự. Do vậy, bài này chủ yếu bàn luận một cách tóm tắt để xem có phải do bón phân hóa học liên tục mà đất trồng cà phê bị suy thoái hay không?

1

Mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên.

Đất được tạo thành là do đá mẹ bị phong hóa lâu ngày mà có. Nhưng các loại đá mẹ khác nhau lại có tính chất vật lý, hóa học rất khác nhau, do đó đất được tạo thành cũng có thành phần vật lý và hóa học (dưỡng chất) rất khác nhau. Từ đó, ta cũng có các loại đất giàu, đất trung bình và đất nghèo chất dinh dưỡng, phải bổ sung đầy đủ mới canh tác hiệu quả.

Hàng năm, đất cũng bị tác động của mưa, gió, bão, lụt, kể cả kỹ thuật canh tác của con người không hợp lý cũng sẽ làm cho đất bị xấu đi. Đất mới cày, bừa chưa gieo trồng nếu gặp mưa nặng hay nhẹ cũng đều bị rửa trôi rất nhanh chóng. Đất có độ dốc càng cao càng dễ bị rửa trôi nhiều hơn, có khi mất đến hàng trăm tấn đất màu mỡ/năm.

Như vậy, đất bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân, chứ không chỉ có một nguyên nhân nào đó gây ra.

Về mặt khoa học, muốn biết một loại đất có bị hư hỏng, hoặc bị thoái hóa hay không, mức độ bị thoái hóa như thế nào, ta phải xét sự biến đổi các thành phần vật lý, hóa học và cũng xét cả tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất hàng năm của cây trồng canh tác trên loại đất đó, lấy ở các mốc thời gian khác nhau để so sánh.

Nếu không có bằng chứng gì cả mà nói do bón phân hóa học lâu ngày làm cho đất bị thoái hóa thì rất khó chấp nhận.

Pano 80 x 60 - Mua Kho 2022-2023

Phân bón Đầu Trâu mùa khô của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền giúp tăng năng suất cây trồng, nhất là cà phê.

Trở lại với đất trồng cà phê. Cà phê được du nhập vào nước ta từ 1857, tính từ lúc trồng thử rồi trồng ra diện tích rộng cho đến năm 1975, thì mới đạt được khoảng 13.000ha. Lúc ấy chưa có phân hóa học, chỉ trồng chay và có bổ sung một ít phân địa phương với kỹ thuật thô sơ, giống cũng chưa được chọn lọc kỹ nên năng suất rất thấp. Bình quân cả vùng vào năm 1975 mới có khoảng  450kg nhân/ha.

Từ những năm 80 đến 90, thị trường cà phê bắt đầu được mở cửa nhờ có những chương trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Đến năm 1990, diện tích cà phê đã tăng lên đến khoảng 30.000ha, năng suất nhân cũng chỉ đạt mức 500 - 600kg/ha. Chủ yếu cũng do thiếu phân bón.

Đến năm 1995, khi trong nước đã sản xuất được một số chủng loại phân hóa học và và cũng nhờ đất nước được mở cửa, nên các loại phân hóa học được nhập khẩu ngày càng tăng. Cũng từ thời gian này, các công trình nghiên cứu tạo giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê ngày càng được cải tiến nên cả diện tích và năng suất cà phê mới có cơ hội tăng lên rất nhanh chóng. Năm 2012, diện tích cà phê của Việt Nam đạt 574.240ha, và đến năm 2020 là 623.000ha.

Năng suất cà phê của Việt Nam cũng không ngừng tăng lên, năm 2012 đạt 2.250kg/ha, đứng thứ nhất về năng suất so với 12 nước trồng nhiều cà phê trên thế giới. Năng suất cà phê bình quân của thế giới chỉ đạt 884,2kg/ha. Brazil là nước có diện tích cà phê cao nhất thế giới và là nước có nền nông nghiệp phát triển sớm và cao hơn Việt Nam, nhưng năng suất cà phê cũng chỉ xếp hạng thứ 2 sau Việt Nam (1.432kg/ha).

Năng suất cà phê liên tục tăng cao nhờ phân bón hóa học.

Năng suất cà phê liên tục tăng cao nhờ phân bón hóa học.

Phân tích nguyên nhân năng suất cà phê của Việt nam cao nhất cũng do phân hóa học đóng góp tỷ phần rất quan trọng. Những năm cà phê có giá cao, đã khích lệ nông dân bón thêm nhiều phân hóa học, bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học và cũng đã có hộ đạt năng suất lên tới 4 - 5 tấn/ha.

Theo số liệu điều tra trong chương trình nghiên cứu: “Thực trạng đất trồng cà phê ở Tây Nguyên” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ, và TS Tôn Nữ Tuấn Nam làm chủ trì thực hiện tại 5 tỉnh trồng cà phê ở Tây nguyên, điều tra nghiên cứu trên 65 phẩu diện đất thuộc 65 hộ cho thấy: Bình quân 65 mẫu của 5 tỉnh đã bón 525N-260P205-337K20/ha.

Riêng Lâm Đồng, bình quân 11 hộ trồng cà phê chè bón 639-489-414. Trong lúc các nhà khoa học khuyến cáo, nếu sử dụng phân Đầu Trâu chỉ giới hạn mức bón bình quân là 350-240-260kg/ha là hợp lý nhất. Như vậy so với lượng N khuyến cáo thì bà con đã bón tăng hơn từ 30,8 đến 82,5%, chưa kể P và K cũng được bón nhiều hơn rất đáng kể.

Dựa vào số liệu thu được trong năm 2012 để so với số liệu đã có vào năm 1998 do Viện Nông hóa Thổ nhưỡng nghiên cứu cho thấy: Chất hữu cơ là chỉ tiêu quan trọng về độ phì nhiêu của đất thì số liệu 1998 là 3,15%, năm 2012 là 3,55%, đều thuộc loại trung bình, và có xu hướng cao hơn năm 1998; chất N tổng số  đạt 0,172%, ở mức giàu và tương đương với năm 1998; P dễ tiêu (Pdt) đạt mức trung bình và có xu hướng khá hơn năm 1998; kali dễ tiêu cũng vậy, còn các chỉ tiêu Ca và Mg đều ở mức nghèo. Về độ chua của đất, pHKcl, cả 2 nhóm mẫu đều thuộc loại chua.

Phân bón hóa học 'không có tội' trong việc làm thoái hóa đất.

Phân bón hóa học "không có tội" trong việc làm thoái hóa đất.

So sánh các chỉ tiêu nông hóa chủ chốt đã nêu ở trên thì dù sau hơn 20 năm bón phân hóa học liên tục với liều lượng chất N cao hơn mức khuyến cáo từ 30,8 - 82,5%, chưa thấy hiện tượng làm cho đất xấu đi so với trước, trong lúc năng suất cà phê năm sau vẫn cao hơn năm trước. Chỉ có các nguyên tố Ca, Mg trao đổi vẫn ở mức nghèo như trước khi bón nhiều phân hóa học.

Kết quả phân tích đất năm 2012 cũng báo hiệu cho người trồng là cần chú ý bón thêm Ca, Mg, Zn và B, giảm bớt loại vật liệu có chứa nhiều S cho đất. Cách tiện lợi nhất là dùng Đầu Trâu bón lót cũng như Đầu Trâu mùa khô sẽ mang lại hiệu quả cao hơn các biện pháp khác.

Xem thêm
Công ty Tiến Nông lần thứ 6 đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Giải thưởng là động lực để Tiến Nông tiếp tục nỗ lực phát triển các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam bền vững.

Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?