| Hotline: 0983.970.780

Những lưu ý đầu vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL

Thứ Sáu 25/11/2022 , 11:10 (GMT+7)

Để cây lúa khỏe, ngay từ đầu vụ cần phải bón lót lúc làm đất phân Đầu Trâu Mặn Phèn, và bón thúc Đầu Trâu TE A1 khi lúa được 7-10 ngày sau khi sạ.

Trước đây, nước nổi về ĐBSCL mang lại lợi ích cho đồng ruộng và nông dân sống ở vùng này. Những năm gần đây, lũ về đồng ruộng không nhiều, gây ra "1 thiệt hại, 3 bất lợi và 1 nguy cơ" cho vụ lúa đông xuân (ĐX).

Nông dân sống dựa vào mùa nước nổi bị thất thu về nguồn lợi thủy sản. Còn 3 bất lợi cho vụ lúa ĐX đó là: Lượng phù sa theo dòng nước tràn về bồi đắp cho đồng ruộng ít, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón hơn. Những dịch hại trên đồng ruộng như cỏ dại, ốc bưu vàng, chuột và sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, người nông phải sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn. Việc rửa độc chất phèn, mặn và độc chất hữu cơ bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa và nông dân phải tốn chi phí cải tạo đất nhiều hơn. 

Nguy cơ có thể xảy ra cho lúa vụ ĐX là nguồn nước đổ về ĐBSCL ít, có thể sẽ gây ra thiếu nước tưới vào cuối vụ, đồng thời mặn có điều kiện để xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng làm cho việc thiếu nước ngọt tưới cho lúa ở vùng ven biển trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh chụp Màn hình 2022-11-24 lúc 14.41.24

Để cây lúa khỏe, ngay từ đầu vụ cần phải bón lót lúc làm đất phân Đầu Trâu Mặn Phèn, và bón thúc Đầu Trâu TE A1 khi lúa được 7 - 10 ngày sau khi sạ.

Tất cả những bất lợi trên đây sẽ làm đội giá thành sản xuất, làm tăng gánh nặng cho người trồng lúa. Để khắc phục phần nào những bất lợi cho vụ lúa ĐX năm nay, nhà nông phải áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh. Bốn việc cần phải lưu ý như sau:

Không để dịch hại ảnh hưởng đến cây lúa ngay từ đầu vụ

- Diệt trừ cỏ dại: Diệt cỏ sớm ở giai đọan tiền nảy mầm và phun dậm cỏ sót ở giai đoạn hậu nảy mầm. Nên áp dụng phương pháp “sạ nước” để phòng trừ lúa cỏ đạt hiệu quả cao hơn.

- Diệt ốc bưu vàng bằng biện pháp tổng hợp: Thu gom ốc và ổ trứng; đào rãnh thu gom ốc trong ruộng và xung quanh ruộng; dùng lưới chắn ốc ở những chỗ có đường nước chảy vào ruộng; thả vịt vào ruộng ăn ốc; có thể dùng thuốc rải vào những chỗ có nhiều ốc.

- Ngăn ngừa rầy nâu, bù lạch và bệnh lúa von: Xuống giống đồng loạt và đúng theo lịch thời vụ của địa phương để chủ động né rầy; trộn giống lúc ủ với những loại thuốc có khả năng phòng chống rầy nâu, bù lạch và bệnh lúa von ở giai đoạn đầu của cây lúa...

Tạo cơ địa cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ

- Chọn giống lúa có cơ địa khỏe: Ngoài việc chọn giống có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt, nông dân cần phải chọn giống có tính kháng sâu, bệnh và chống chịu tốt với điều kiện môi trường như phèn, mặn hay hạn.

 - Hạt giống phải nảy mầm tốt và khỏe mạnh. Tốt nhất nên sử dụng giống xác nhận; cần kiểm tra độ nảy mầm của hạt giống để tính lượng giống cần sạ trước khi ngâm ủ...

- Cường lực cho cây lúa khỏe: Xử lý hạt giống trong lúc ngâm ủ với nước muối, nước vôi hay trộn giống với những loại thuốc có khả năng giúp cho rễ lúa phát triển nhiều, mập mạnh, vươn dài để ăn sâu, hút được nhiều dưỡng chất làm cho cây khỏe, chống chịu sâu bệnh, hạn hán tốt.

Tạo môi trường sống phù hợp cho cây lúa ngay đầu vụ

Môi trường sống của lúa gồm thời tiết, nguồn nước tưới và đất canh tác. Thời tiết và nước tưới ở đầu vụ ĐX thích hợp và thuận lợi nhất để cây lúa sinh trưởng và phát triển hơn so với những vụ mùa khác trong năm. Riêng đối với môi trường đất thì phèn, mặn trong đất ở đầu vụ ĐX không phải là yếu tố bất lợi chính cho cây lúa, mà vấn đề ngộ độc hữu cơ mới là yếu tố bất lợi.

Rơm rạ, cỏ dại, lúa chét còn tươi chưa hoai mục khi chôn vùi chúng vào trong đất ngập nước, thiếu không khí sẽ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo ra nhiều acid hữu cơ và những độc chất khác. Những độc chất này ở nồng độ cao làm giảm khả năng hô hấp của rễ, sự hấp thu dưỡng chất kém và làm chết rễ. Do đó, cần có biện pháp để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vào đầu vụ ĐX theo nguyên tắc phòng ngừa, hóa giải độc chất và tăng cường sức chống chịu của cây lúa như sau:

- Phòng ngừa ngộ độc hữu cơ: Di chuyển gốc rạ, cỏ dại, lúa chét ra khỏi ruộng nếu muốn xuống giống sớm. Trong trường hợp trục vùi các vật liệu hữu cơ trên vào đất thì phải có thời gian để chúng phân hủy ít nhất 3 tuần.

- Hóa giải độc chất hữu cơ: Sau khi sạ lúa được 2 tuần, rút kiệt nước ruộng cho đến khi đất nứt chân chim rồi bơm nước mới vào và lặp lại như vậy khi cây lúa được 4 tuần.

- Tăng cường sức chống chịu cho cây lúa bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi, lân và silic.

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lúa ngay từ đầu vụ

Dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn đầu từ 2 nguồn thức ăn chính đó là từ bản thân hạt giống (phôi nhũ) và từ môi trường đất. Trong khoảng 10 hay 11 ngày đầu sau khi gieo, hạt lúa hút nước để thủy phân tinh bột, protein, chất béo… thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu cung cấp cho cây lúa non.

Đồng thời, hạt giống cũng lấy không khí để thở, tạo năng lượng cho các tiến trình biến dưỡng trong hạt. Chính vì vậy sau khi gieo, đất phải đủ ẩm và đủ không khí để cung cấp cho hạt giống và phải ngăn chặn không cho vi sinh vật trong đất chia sẻ nguồn dinh dưỡng này với cây mạ non. Do đó, cần phải xử lý hạt giống với thuốc để bảo vệ toàn bộ nguồn dinh dưỡng này cho cây lúa non sử dụng.

Để cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ hạt thì rễ cây lúa phải sớm lấy được nguồn dinh dưỡng từ đất. Do đó, cần phải bón lót lúc làm đất Đầu Trâu Mặn Phèn với liều lượng từ 50 - 100kg/ha và bón thúc từ 100 - 150kg Đầu Trâu TE A1 khi cây lúa được 7 - 10 ngày sau khi sạ.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.