| Hotline: 0983.970.780

Bón phân hợp lý để canh tác cà phê bền vững

Thứ Sáu 21/08/2020 , 07:04 (GMT+7)

Cà phê tuy không nhiều lợi thế so với một vài loại cây ăn quả ở Tây Nguyên, nhưng vẫn được nông dân gắn bó sản xuất vì cho thu nhập ổn định, bền vững.

Tuy nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm bón cho cây cà phê nhưng thực tế sản xuất cho thấy một bộ phận không nhỏ thường dựa theo giá cà phê để đầu tư chăm bón mà chưa chú trọng nhiều đến khái niệm canh tác bền vững.

Vậy thì canh tác bền vững là gì? Định nghĩa một cách đơn giản nhất: Canh tác bền vững là kiểu canh tác mà con người sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước, bảo vệ được môi trường tự nhiên để có thể vừa sản xuất ra nông sản có năng suất, chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu con người trong hiện tại vừa bảo đảm cho nhu cầu con người trong thế hệ tương lai.

Trong các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cà phê thì bón phân hợp lý là một trong biện pháp kỹ thuật quan trọng.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho cây cà phê. Ảnh: Phan Nam.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho cây cà phê. Ảnh: Phan Nam.

Ở nhiều vùng chuyên canh cho thấy trong thời kỳ cà phê có giá tốt, có hiện tượng lạm dụng phân hóa học, người nông dân có tư tưởng bón thừa chứ không để thiếu nhằm nâng cao năng suất. Khi giá cà phê ở mức rất thấp trong nhiều năm liền, lại có  không ít nông hộ có xu hướng tiết kiệm đầu tư bằng cách giảm bớt lượng phân bón so với lượng bón hàng năm trước đây. Việc bón phân vô cơ không hợp lý dù thừa hay thiếu đều không đem lại kết quả tốt.

Bón hợp lý là bón cân đối các chất đa trung, vi lượng theo đúng nhu cầu của vườn cây ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, tránh bón thừa hoặc thiếu, như vậy mới có thể ổn định năng suất cà phê qua các năm, duy trì tốt lợi nhuận. Bón dư thừa, trước hết gây nên lãng phí tiền bạc, hiệu quả sử dụng phân bón không cao, lâu dần những khoáng chất dư thừa có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường đất như làm đất hóa chua nhanh, kết cấu đất bị phá vỡ làm đất giữ nước giữ phân kém, mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đất dẫn đến phát sinh các loại dịch hại nguy hiểm... Điều này cũng biểu hiệu một khía cạnh canh tác thiếu bền vững.

Bón thiếu so với nhu cầu của cây, cây sẽ sinh trưởng kém, năng suất giảm và cây có thể bị suy kiệt sau vài vụ thu hoạch. Cà phê là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là hai yếu tố đạm và kali thường đi đôi với hiện tượng khô cành khô quả vào giai đoạn quả chín già và sau thu hoạch.

Các giống cà phê mới đang được trồng phổ biến hiện nay có tiềm năng năng suất cao từ 5-7 tấn nhân/ha, cần được đầu tư phân bón đúng mức để đạt được năng suất và chất lượng tốt đúng bản chất của giống. Ngày nay khi mà giá cà phê thấp, các chi phí đầu tư khác và công lao động cao thì cà phê phải đạt được bình quân trên 4 tấn nhân/ha/năm mới mong có lãi để đảm bảo tái đầu tư.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu cho mùa mưa. Ảnh: Phan Nam.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu cho mùa mưa. Ảnh: Phan Nam.

Kỹ thuật bón phân có hiệu quả nhất là chẩn đoán độ phì đất để biết đất đang thiếu hụt chất gì, dư thừa chất gì để cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Từ đó, các người làm công tác chuyên môn sẽ dựa vào tiềm năng cho năng suất của vườn và số liệu phân tích độ phì của đất đề xuất một công thức phân bón hợp lý hơn cho vườn cây hơn so với quy trình chung. Điều này không những giảm được chi phí đầu tư phân bón mà còn giữ gìn được môi trường đất. Tuy vậy, việc phân tích độ phì đất để bón phân hợp lý chưa được thực hiện phổ biến hiện nay.

Một quy trình chung về bón phân cho cà phê kinh doanh trên đất có độ phì trung bình được Công ty CP Phân bón Bình Điền đề nghị dưới đây. Cũng cần lưu ý rằng nhiều vườn cà phê thường được xen canh các loại cây lâu năm khác như sầu riêng, bơ, hồ tiêu... nên mật độ cà phê có thể giảm, lượng phân cho cà phê trên 1ha có thể thay đổi tùy theo mật độ cây. Các cây trồng xen cũng cần được bón phân theo đúng nhu cầu của chúng để đảm bảo hiệu quả xen canh. Để tiện cho bà con khi đầu tư phân bón cho cà phê, lượng phân sau đây được đề nghị cho một cây cà phê đạt từ 16-19 kg quả/cây tương ứng với năng suất 4-5 tấn nhân/ha quy đông đặc.

1/ Phân hữu cơ:

Đây là loại phân không thể thiếu đối với xu thế canh tác bền vững ngày nay. Phân chuồng được bón với khối lượng 10-15 kg/gốc, 2-3 năm bón lại một lần. Không có phân chuồng thì bón các loại phân sinh hóa hữu cơ hay vi sinh hữu cơ như Đầu Trâu BLC 08, Đầu Trâu HCMK 7... với liều lượng 2-3 kg/gốc/năm.

Ngoài ra bà con nông dân nên tận dụng các nguồn hữu cơ tại chỗ như xác bã thực vật các cây trồng xen, cây che phủ, cỏ rác trên lô, phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của nông hộ để làm giàu chất hữu cơ cho đất.

2/ Phân khoáng:

Bón tổng cộng từ 1,7-2 kg/cây phân NPK hỗn hợp các loại, thường được bón 4 lần trong năm.

- Mùa khô: Bón phân Đầu Trâu mùa khô 20-5-6 13S+TE, lượng bón 400-500g/cây, có thể chia làm 1 hoặc 2 lần bón.

- Đầu mùa mưa: Bón các loại phân có hàm lượng đạm và lân cao hơn kali như Đầu Trâu Tăng trưởng 19-12-6+TE hoặc NPK 16-16-8 9S+TE, lượng bón 400- 450g/cây.

- Giữa mùa mưa: Bón phân Đầu Trâu mùa mưa 16-8-16 8S+TE, hoặc Đầu Trâu chắc hạt NPK 16-6-19+TE, lượng bón 500g-600g/cây để cây vừa nuôi hạt vừa nuôi bộ cành dự trữ năm sau phát triển tốt.

- Cuối mùa mưa: Bón phân Đầu Trâu mùa mưa16-8-16 +TE, hoặc Đầu Trâu chắc hạt NPK 16-6-19+TE, lượng bón 400- 450g/cây.

Nếu đất vườn được phân tích độ phì, ở những vườn có hàm lượng kali trong đất dễ tiêu thấp hơn 15mg/100g đất, nên chọn công thức 16-6-19 TE để bón trong đợt giữa và cuối mùa mưa.

Ngoài ra để duy trì độ phì đất và cải tạo độ chua đất, viêc bón vôi hoặc chất cải tạo đất cũng nên được thực hiện. Bón vôi với lượng 1000kg/ha, 2 năm bón một lần, hoặc bón Đầu Trâu hữu cơ khoáng thiên nhiên với thành phần chủ yếu là hữu cơ 22,2%, acid humic (3,0%), acid fulvic (1,55) và các chất trung, vi lượng khác như Ca, Mg, Si, B, Zn… bón 500kg/ha, 1-2 năm bón một lần.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?