| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL

Rửa mặn xuống giống vụ lúa - tôm

Thứ Năm 30/07/2020 , 13:10 (GMT+7)

Mưa nhiều là điều kiện thích hợp để nông dân rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo cấy lấp vụ lại trên nền đất nuôi tôm.

Nhiều năm qua nông dân canh tác lúa – tôm ở huyện An Biên - Kiên Giang sử dụng phân bón Đầu Trâu Lúa tôm đem lại hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều năm qua nông dân canh tác lúa – tôm ở huyện An Biên - Kiên Giang sử dụng phân bón Đầu Trâu Lúa tôm đem lại hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất luân canh vụ lúa - vụ tôm (lúa - tôm) lớn nhất khu vực ĐBSCL. Diện tích canh tác lúa - tôm của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng và phần ven biển của huyện Hòn Đất.

Tận dụng mặt ruộng trong vuông tôm sản xuất luân canh vụ vụ lúa vừa tăng thu nhập vừa góp phần cải tạo môi trường đất, nước cho vụ tôm sau. Đây được xem là biện pháp canh tác thông minh, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết: Dự kiến diện tích xuống giống vụ lúa trên nền đất nuôi tôm của tỉnh năm 2020 khoảng 60.000 ha. Tùy vào tình hình thời tiết, nếu mưa nhiều, thuận lợi cho việc rửa mặn thì nông dân sẽ chủ động mở rộng diện tích.

Ngoài các huyện vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch mở rộng mô hình luân canh tôm - lúa ở khu vực ven biển vùng tứ giác Long Xuyên, chủ yếu tập trung tại huyện Hòn Đất, với diện tích khoảng 20.000 ha.

Ông Đào Xuân Nha, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất cho biết: Diện tích nuôi tôm của huyện tập trung ở các xã ven biển vùng Nam Quốc lộ 80, gồm: Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh và Thổ Sơn, chủ yếu nuôi luân canh  hình tôm - lúa, hoặc tôm, cua - lúa. Qua thực tế thực hiện theo mô hình một vụ tôm - một vụ lúa ở những vùng đất làm lúa kém hiệu quả cho thấy mô hình này đạt hiệu quả cao hơn nhiều làm chuyên lúa.

Ông Võ Thanh Tuấn ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất cho biết, trước đây vùng đất này làm lúa rất bấp bênh, do dễ bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Từ khi có chủ trương chuyển sang mô hình tôm - lúa, nông dân ở đây đã có điều kiện phát triển, nhờ nguồn thu nhập tăng cao. Chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang luân canh  tôm - lúa được các nhà khoa học đánh giá là mô hình khôn ngoan.

Thay vì phải ra sức chống mặn xâm nhập thì chúng ta tận dụng nguồn tài nguyên này để nuôi tôm, tăng thêm thu nhập. Khi mùa mưa xuống nhiều hoặc lũ đổ về đẩy mặn ra biển, có nguồn nước ngọt dồi dào thì trồng lấp lại vụ lúa.

Thực tế mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế gia đình.

Điều kiện sản xuất lúa - tôm có tính đặc thù riêng, vì vậy nông dân cần lựa chọn giống lúa phù hợp, thích ứng tốt với chân đất nhiễm mặn.

TS. Ngô Đình Thức, Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang khuyến cáo, đối với vùng U Minh Thượng, khu vực có thể chủ động nước ngọt, sản xuất 2 vụ lúa/năm, cũng có thể chịu ảnh hưởng phèn mặn, đề nghị cơ cấu gồm các giống lúa có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, như OM5451, OM6976, OM4900, OM7347, OM5954, OM18… và một số giống theo hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp: RVT, ST24, ST25, Đài Thơm 8.

Khu vực sản xuất lúa bị ảnh hưởng mặn, không chủ động nước ngọt nên sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu phèn mặn tương đối khá (chống chịu độ mặn ≤ 4 ‰), đang thích nghi với sản xuất của vùng như OM5451, GKG1, GKG9, OM2517…

Sản phẩm phân bón Đầu Trâu Lúa Tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản phẩm phân bón Đầu Trâu Lúa Tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để góp phần nâng cao hiệu quả canh tác lúa tôm, nhiều năm qua Cty cổ phần Phân bón Bình Điền có nhiều sản phẩm phân bón giúp nông dân canh tác lúa tôm đem lại hiệu quả cao. Trong vụ lúa tôm sắp tới, nông dần trồng lúa tôm vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục được tiếp cận với một sản phẩm rất hiệu quả đó là phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Lúa Tôm.

Trong vụ Hè Thu hiện tại, phân bón Đầu Trâu Lúa Tôm đang được thử nghiệm khoảng 10 mô hình tại Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo nông dân đánh giá, bón lót Đầu Trâu Mặn Phèn đầu vụ giúp bộ rễ trắng phát triển mạnh hơn, rễ không bị bám phèn, cây lúa non phát triển mạnh, thân mập hơn so với ruộng đối chứng.

Bón thúc Đầu Trâu Lúa Tôm cây sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe, lá đứng và hầu như không bị sâu bệnh. Điều này hoàn toàn khác biệt so với trước đây sử dụng phân đơn nên dễ thừa phân đạm, cây lúa dễ nhiễm bệnh phải phun thuốc bảo vệ thực vật vừa độc hại vừa ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo vùng lúa tôm. Hơn nữa, sản phẩm này đã cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cây lúa cần nên bà con rất dễ bón, không cần phối trộn và tính toán nên rất hài lòng.

Về kỹ thuật bón phân cho cây lúa bà con có thể áp dụng quy trình bón như sau: Để rửa mặn hiệu quả và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mạ thì bón lót Đầu Trâu Mặn Phèn 100 kg/ha.

Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng tốt bà con sử dụng sản phẩm phân chuyên dùng Đầu Trâu Lúa tôm, bón 3 đợt vào giai đoạn 10, 20 ngày và thúc đón đòng. Liều lượng bón 100-120kg/ha tùy điều kiện canh tác cụ thể từng vùng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.