| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho cây bơ giai đoạn nuôi trái

Thứ Sáu 14/08/2020 , 07:22 (GMT+7)

Vùng đất Tây Nguyên và nhiều địa phương rất thích hợp trồng bơ đặc biệt có giá trị cao như bơ Both, bơ sáp, 034…do đó bón phân giai đoạn nuôi trái rất quan trọng.

Bơ là cây trồng thích hợp với vùng đất Tây Nguyên. Trừ một số loại bơ đặc biệt như bơ Both, thì phần lớn giống bơ ngon như sáp, 034,… được xếp vào hàng cây trồng dễ tính, thích nghi tốt, năng suất cao. Có lẽ vì đặc tính này, mà bà con canh tác bơ, từ trước đến nay, ít quan tâm đến đặc điểm sinh lí của cây, chăm sóc chủ yếu theo thời giá, và kinh nghiệm truyền miệng. Kiến thức canh tác cây bơ, vì vậy mà thường rất hạn chế.

Ngược lại với đa số bà con Tây Nguyên, ông Trương Tấn Anh, ngụ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk lại tìm hiểu khá kỹ đặc tính của bơ, nhất là bơ Booth. Nắm tường tận sự sinh trưởng của cây, ông theo dõi sát sự phát triển của từng cây trong vườn nhà. Tích lũy kinh nghiệm qua từng năm đã cho ông nhiều bài học bổ ích. Hình ảnh vườn bơ 1ha, toàn những gốc bơ Booth trĩu quả là minh chứng rõ nhất. Với ông dinh dưỡng hợp lí, kết hợp đảm bảo độ ẩm thích hợp trong vườn quyết định nhiều đến năng suất, chất lượng quả. Điều này càng mang ý nghĩa khi năm 2020 là năm có điều kiện thời tiết khắt nghiệt nhất so với mọi năm.

Ở giai đoạn sau thu hoạch, nhà vườn tập trung dinh dưỡng để cây hồi phục sau thời gian dài nuôi trái. Giai đoạn này, đạm là yếu tố cần thiết nên bổ sung nhiều. Kinh nghiệm của ông Trương Tấn Anh là phải nuôi được bộ lá khỏe. Sau khi cây đậu quả, việc quan trọng là cân đối dinh dưỡng hợp lí để cây không bị rụng quả non. Nhất là phải bổ sung các chất trung, vi lượng, đặc biệt là canxi, Bo.

Theo các nhà khoa học, giai đoạn cây ra quả non, thường là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Thời điểm này, dễ xảy ra hiện tượng rụng quả nhất. Yếu tố dinh dưỡng và ẩm độ là 2 tác nhân chính có thể khiến cây rụng quả. Bón phân cân đối, chú ý NPK có bổ sung nguyên tố trung vi lượng như canxi, magiê, Bo, kẽm,… sẽ hạn chế được hiện tượng này. Riêng nguyên tố Bo, các nhà khoa học cho biết, giai đoạn hoa vừa thụ tinh, mới đậu quả, nguyên tố Bo là rất cần thiết. Bón phân giai đoạn này, nhà vườn nên chọn bón các loại phân NPK có tỉ lệ cân bằng nhau như 16-16-13+TE, hoặc 15-15-15+TE, lượng bón tùy vào năng suất của cây.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng rất tốt cho bơ và các loại cây trồng của Công ty Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng rất tốt cho bơ và các loại cây trồng của Công ty Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.

Về quản lí độ ẩm, giai đoạn trái nhỏ bằng ngón tay đến to bằng quả trứng gà, chú ý giữ độ ẩm trong vườn cây, nên tưới vào khoảng 200-300 lít nước, 10 ngày/lần, tưới xoa, đều khắp vườn.

Song song đó, nên kết hợp quản lí sâu bệnh hại bằng cách treo bẫy dẫn dụ côn trùng vừa giúp giữ phẩm chất trái ngon vừa hạn chế rụng quả.

Các nhà khoa học khuyến cáo, kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng của trái bơ cho thấy, kali lúc nào cũng cao hơn đạm. Vì vậy, giai đoạn nuôi trái, tức quả bơ có kích thước lớn từ bằng quả trứng gà trở đi, trái sẽ lớn rất nhanh, nhà vườn cần chú ý cung cấp dinh dưỡng phù hợp để trái có thể phát triển đúng với tiềm năng năng suất, đồng thời đảm bảo phẩm chất trái.

Theo đó, chế độ phân bón phù hợp, khuyến cáo cho cây bơ, năng suất 100kg quả/gốc, nhà vườn cần bón:

- Thứ nhất là phân hữu cơ, đây là dưỡng chất cần thiết để cải tạo vườn, giúp cây hấp thu hiệu quả phân khoáng. Chú ý, bón phân chuồng với lượng bón 30-40kg/năm, hoặc có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh, lượng bón 10-20kg/năm, chia làm 2 lần bón.

- Sau thu hoạch, bón NPK đạm cao lân cao để bộ lá phát triển tốt, như 16-16-8+TE, lượng bón là 1-1,5kg/gốc.

- Giai đoạn mới đậu quả, quả non: Bón NPK có tỉ lệ cân bằng nhau như 16-16-13+TE, hoặc 15-15-15+TE, lượng bón là 1-1,5kg/gốc.

- Những đợt bón nuôi quả tiếp có thể sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái với liều lượng cân đối, có bổ sung trung, vi lượng thích hợp giúp trái đạt chất lượng, trọng lượng cao như NPK Đầu Trâu AT2, AT3. Bón từ 1- 1,5kg/gốc.

- Giai đoạn nuôi trái lớn: bón NPK có tỉ lệ 2:1:3, thành phần tương ứng 14-7-21+TE, như Đầu Trâu Nuôi Trái, lượng bón từ 1-1,5kg/gốc/lần. Đây là phân bón được sản xuất dạng 1 hạt, Kali trong sản phẩm được sử dụng là dạng Kalisulfat nên phù hợp để nuôi trái, làm tăng mùi hương, mùi thơm cho nhiều loại cây ăn trái và cây có nhiều tinh dầu như cây bơ, từ đó, giúp gia tăng giá trị nông sản.

Xem thêm
Phân bón Lâm Thao - giải pháp nông nghiệp xanh cho cây chè

Chuẩn bị cho diễn đàn chuyên đề về chè sắp diễn ra ở tỉnh Phú Thọ tôi lên Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để tìm hiểu thực tế.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?