| Hotline: 0983.970.780

BR-VT: Sơ tán dân cư ven biển, học sinh nghỉ học

Thứ Tư 06/11/2013 , 15:17 (GMT+7)

Rút kinh nghiệm bài học “xương máu” từ cơn bão cơn bão số 9 năm 2006, địa phương đã dốc sức để kịp thời thông báo đến người dân khi bão tiến vào đất liền.

Được dự báo là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng chính của cơn bão số 13, Ban Chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh BR-VT đã yêu cầu các địa phương thông tin thường xuyên về cơn bão này qua mọi phương tiện để nhân dân biết và chủ động phòng tránh...

SƠ TÁN DÂN CƯ VEN BIỂN

Theo Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh BR-VT, tính đến khoảng 13 giờ ngày 6/11, Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn tỉnh BR-VT đã cơ bản hoàn tất chuẩn công tác phòng ngừa để đón bão.

Cụ thể, địa phương đã yêu cầu các cơ quan, ban, ngành sẵn sàng chủ động đối phó và theo dõi chặt chẽ diễn biến, kiểm soát tàu thuyền hoạt động trên biển và ven biển, vùng cửa sông và tuyệt đối không cho ra khơi;

Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền vào nơi tránh trú đậu an toàn, có biện pháp triển khai, thông báo đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy sản;

Hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, công trình kho tàng, công sở; rà soát các kế hoạch, phương án sơ tán dân vùng ven biển, cửa sông, cửa biển, hoàn thành trước 15 giờ ngày 06/11/2013;



Chuẩn bị bao cát để chặn mái nhà

Chỉ đạo tổ chức kiểm tra vận hành hồ chứa và các công trình thi công; bố trí, sẵn sàng lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu;

Bên cạnh đó, tăng cường thông tin về áp thấp nhiệt đới 14 (cơn bão số 13) trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sáng cùng ngày, ông Trần Ngọc Thới – Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, Trưởng Ban chỉ huy PCLB&TKCN đã chỉ đạo các địa phương yêu cầu tàu khách, tàu chở hàng hóa ngưng hoạt động từ 13 giờ 00 ngày 6/11 đến 6 giờ 00 ngày 7/11;

Thực hiện sơ tán dân cư ở các vùng có nguy cơ cao, ven biển xong trước 13 giờ 00 ngày 6/11. Đặc biệt, Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp với các địa phương thông báo các trường học cho học sinh nghỉ học buổi chiều ngày 6/11.


Học sinh được nghỉ học để tránh bão

Còn tại TP Vũng Tàu, Hải đội 2 Biên phòng phối hợp với Đồn Biên phòng Bến Đá huy động 2 phương tiện tiến hành tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Bãi Trước, Bãi Sau, vịnh Gành Rái để nhắc nhở các ghe tàu khẩn trương vào nơi trú tránh.

Đến trưa 6/11, Hải đội 2 Biên phòng và Đồn Biên phòng Bến Đá đã kêu gọi được 413 tàu cùng 1.982 ngư dân vào tránh trú bão tại khu vực Bến Đình và sông Dinh an toàn.

PHÒNG CHỐNG BÃO “4 TẠI CHỖ”

Ghi nhận của NNVN tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, là địa phương cấp xã có số lượng tàu, ghe lớn nhất cả nước với 1.228 chiếc.

Ông Phan Thạch – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Tỉnh cho biết: “Qua thống kê đã xác định có 413 hộ dân ở các vùng trũng, vùng nguy cơ sạt lở cần di dời. Sau cơn bão số 9 năm 2006, hầu hết các hộ dân đều rất có ý thức trong việc chuẩn bị đối phó với cơn bão số 13. Tuy nhiên, chính quyền xã cũng đã huy động một số xe ô tô sẵn sàng tham gia cưỡng chế di dời khi xảy ra trường hợp cấp bách”.

 
Xe ô tô tuyên truyền và tuyên truyền bằng loa tay.

Theo ông Thạch, đối với tàu ghe của ngư dân, địa phương đã tổ chức sắp xếp neo đậu cho hơn 300 chiếc bằng hình thức chằng néo tàu theo cụm từ 6 đến 7 chiếc.

Riêng ghe, tàu đang đánh bắt xa bờ đã phối hợp với bộ đội Biên phòng kêu gọi và liên lạc 100% tìm chỗ gần nhất để trú ẩn hoặc tránh xa vùng tâm bão. Đồng thời, người dân trong xã cũng đã chủ động xúc cát đổ vào bao chằn đè lên mái nhà nhằm phòng chống lốc xoáy khi bão đến. Các thôn, ấp sử dụng loa tay kêu gọi nhân dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước bão.

Còn trên địa bàn xã Phước Hưng, huyện Long Điền, một trong những địa phương ven biển của BR-VT cũng đã chủ động tuyên truyền đến người dân áp dụng phương châm “4 tại chỗ” để phòng chống bão có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển địa phương.

Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ bài học “xương máu” của cơn bão cơn bão số 9 năm 2006, Ban Chỉ huy PCLB xã đã khẩn trương hoàn thành các công trình, hệ thống báo bão để kịp thời thông báo đến người dân khi bão tiến vào đất liền.

Ông Phạm Văn Lai, Phó Ban chỉ đạo PCLB xã Phước Hưng cho biết: “Địa phương đã đầu tư hệ thống còi hụ để báo động khi có bão xảy ra. Chúng tôi cũng chú trọng những vùng trọng yếu, khi có thiên tai hay bão thì di dời dân lên điểm tập trung ở trường học hay nhà thờ. Khuyến khích người dân khi xây dựng công trình nhà cửa của mình đặc biệt phải có hầm trú bão, hay phòng trú bão hoặc nhà vệ sinh có đúc đan để khi bão xảy ra có thể phòng tránh được. Bà con đã ý thức được điều này nên rất thuận lợi”.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thiên tai về, tài sản ra đi

Hà Giang Mới đầu mùa mưa, nhưng người dân ở vùng cao Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiệt hại do thiên tai gây ra, đau lòng nhất là đã có người tử vong.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất