| Hotline: 0983.970.780

Bức bách công tác chống sạt lở ven biển Cà Mau

Thứ Hai 10/12/2018 , 14:50 (GMT+7)

Từ năm 2007 đến nay, tại Cà Mau diện tích rừng phòng hộ ven biển bị sạt lở, mất rừng lên tới trên 8.800 ha, tiềm ẩn nguy cơ vỡ đê biển rất cao. Toàn tỉnh hiện có hơn 100km đường bờ biển bị sạt lở...

08-43-51_ong_phung_quoc_hien_pct_quoc_hoi_bi_phi_trong_chuyen_kho_st_st_lo_ti_x_dt_mui_huyen_ngoc_hien
Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc Hội (bìa phải) trong chuyến khảo sát sạt lở tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tình hình kinh tế của tỉnh Cà Mau phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,36%/năm. Uớc tính đến cuối năm 2018, tỉnh Cà Mau đạt 15/20 chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ đề ra, trong đó 3/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch cả nhiệm kỳ.

Vừa qua, đoàn công tác Quốc hội do ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và một số vấn đề về phòng, chống sạt lở bờ biển, đê biển tại địa phương này.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hiển biểu dương và đánh giá cao những kết quả của tỉnh đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Ðảng bộ tỉnh. “Để hoàn thành và đạt 20 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tỉnh cần rà soát kỹ lại các quy hoạch để lựa chọn những ưu tiên, có chương trình hành động cụ thể, thiết thực, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản”, ông Hiển lưu ý.

Đáng chú ý, trước những diễn biến phức tạp, khó lường và có dấu hiệu cực đoan về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ông Hiển yêu cầu tỉnh Cà Mau có phương án quy hoạch lại dân cư, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực SX và hạ tầng giao thông... “Hiện Chính phủ đã dành gói ngân sách 10 nghìn tỷ đồng để ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tập trung ưu tiên cho các tỉnh ven biển và khu vực ĐBSCL”, ông Hiển thông tin thêm.

08-43-51_hien_truong_mot_vu_st_lo_xy_r_ti_x_dt_mui_huyen_ngoc_hien
Hiện trường sạt lở xảy ra tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tỉnh lựa chọn ưu tiên di dời, tái định cư cho người dân gắn với công tác quy hoạch, coi đâu là vấn đề bức bách cần giải quyết trước. “Vấn đề giao thông, phải gắn với công tác chống ngập úng, một khi đã xây dựng đường sá thì không để nước ngập phá hỏng đường”, ông Hiển nói.

Trong bối cảnh thu ngân sách còn nhiều hạn chế, ông Hiển đánh giá cao việc xã hội hoá của địa phương này, nhằm kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong phòng chống sạt lở ven biển, kết hợp khai thác phát triển tiềm năng, năng lượng điện và du lịch tại chỗ.

“Để thực hiện được vấn đề trên, tỉnh Cà Mau phải có phương án cụ thể để thông qua Quốc hội và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận bằng Nghị quyết. Qua đó, xây dựng có cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư và giao đất phòng hộ ven biển cho doanh nghiệp”, ông Hiển nhấn mạnh.

08-43-51_ong_nguyen_tien_hi_chu_tich_ubnd_tinh_c_mu_bi_tri_thong_tin_voi_ong_hien_cung_don_cong_tc_ve_tinh_hinh_st_lo_cu_tinh_c_mu
Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bìa trái) thông tin với lãnh đạo Quốc hội về tình hình sạt lở

Thời gian qua, Cà Mau đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục sạt lở, chống xói lở tại những vị trí xung yếu ven biển, với chiều dài 24km, tổng mức đầu tư trên 650 tỷ đồng. Tuy nhiên, sạt lở bờ sông, bờ biển tại Cà Mau hiện còn rất phức tạp, do tỉnh có 3 mặt giáp biển và đường bờ biển dài trên 250km.

Từ năm 2007 đến nay, tại Cà Mau diện tích rừng phòng hộ ven biển bị sạt lở, mất rừng lên tới trên 8.800 ha, tiềm ẩn nguy cơ vỡ đê biển rất cao. Toàn tỉnh hiện có hơn 100km đường bờ biển bị sạt lở, 27 vị trí sạt lở nghiêm trọng ven sông, chiều dài 38km. Nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, SX của khoảng 1.000 hộ dân.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh rất cần  kinh phí xây dựng tuyến đường tránh vào nội ô, nhằm giảm lưu lượng xe lưu thông vào trung tâm TP Cà Mau. “Cả nước chỉ còn TP Cà Mau là chưa có tuyến đường tránh nội ô. Lưu lượng phương tiện vào TP Cà Mau khá đông, nguy cơ mất an toàn giao thông là rất lớn”, ông Hải thông tin.

 

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Thái Nguyên có 2.000ha cây ăn quả tập trung giá trị cao

Trong 2.000ha cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao của Thái Nguyên có hơn 1.000ha được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.