| Hotline: 0983.970.780

Bức tranh ngành thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh bão giá nguyên liệu đầu vào

Thứ Sáu 18/03/2022 , 11:18 (GMT+7)

Giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thế giới tiếp tục tăng cao do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi và cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine.

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đối mặt khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao. Ảnh: Mavin.

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đối mặt khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao. Ảnh: Mavin.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc 90% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong khi, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên giá thế giới tăng tác động trực tiếp tới giá thành sản xuất của các doanh nghiệp.

Trước bối cảnh bão giá nguyên vật liệu đẩy giá thành tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và căng mình duy trì các hoạt động hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh hoạt động tái đàn trong nước đang được đẩy mạnh. Tháng 02/2022 đã chứng kiến các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi điều chỉnh tăng giá lần thứ 10 liên tiếp từ cuối năm 2020 đến nay.

Trong thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi ngày 21/2/2022, Tập đoàn Mavin, 1 trong 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín nhất Việt Nam giải thích việc tăng giá của doanh nghiệp này là do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên việc tăng giá bán nhằm duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng.

Ông David John Whitehead, Chủ tịch Tập đoàn Mavin cho biết: “Mặc dù giá nguyên liệu tăng cao đẩy giá thành sản xuất của Mavin tăng liên tục nhưng chúng tôi luôn cam kết 2 yếu tố với khách hàng: Chất lượng sản phẩm tốt nhất và mức giá bán phù hợp. Chúng tôi tự tin về chất lượng sản phẩm Mavin có thể giải quyết được nhu cầu cốt lõi của người chăn nuôi đó là luôn tối ưu chi phí, giúp tăng năng suất chăn nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi luôn có thể tối ưu được giá thành sản xuất với sản phẩm của Mavin cho dù trong bối cảnh thị trường biến động”.

Một trong các ưu thế của Mavin là việc hỗ trợ kỹ thuật kịp thời theo chuỗi giá trị 'từ nông trại tới bàn ăn' cho khách hàng. Ảnh: Mavin.

Một trong các ưu thế của Mavin là việc hỗ trợ kỹ thuật kịp thời theo chuỗi giá trị “từ nông trại tới bàn ăn” cho khách hàng. Ảnh: Mavin.

Để đồng hành cùng người chăn nuôi trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao liên tục, Mavin cũng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ thêm về kỹ thuật cho người chăn nuôi, tư vấn và cung cấp các trang thiết bị, thuốc điều trị và bảo vệ vật nuôi tránh dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh dịch bệnh năm 2021 cũng như giai đoạn giá nguyên liệu tăng cao đầu năm 2022, chúng tôi càng sát cánh cùng khách hàng với nhiều giải pháp linh hoạt giúp khách hàng vượt khó, nhờ đó có được sự tin yêu của khách hàng. Có thể nói, năm 2021 cho tới nay, dù thị trường gặp rất nhiều khó khăn nhưng lại ghi nhận sự tăng trưởng rất ấn tượng về sản lượng cũng như tăng trưởng khách hàng của Mavin”, đại diện Mavin cho hay.

Được biết một số ưu thế của Mavin trên thị trường gồm sở hữu mạng lưới Nhà máy, Kho, Đại lý phân phối rộng khắp toàn quốc cũng như là công ty tiên phong ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa và số hóa trong sản xuất, kinh doanh.

Mavin sở hữu 5 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại trên toàn quốc. Ảnh: Mavin.

Mavin sở hữu 5 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại trên toàn quốc. Ảnh: Mavin.

Doanh nghiệp này hiện có 5 Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (trong đó có 1 Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản) với tổng công suất trên 1 triệu tấn/năm, ứng dụng công nghệ sản xuất tối tân của Châu Âu và Mỹ. 100% các nhà máy theo mô hình sản xuất thông minh ứng dụng tự động hóa kết hợp phần mềm SCADA/MES và ERP SAP S/4HANA.

Mavin là 1 trong số ít công ty trong lĩnh vực nông nghiệp chăn nuôi được Bộ Nông nghiệp công nhận là Công ty nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ ứng dụng công nghệ, tự động, số hóa, Mavin có thể tối ưu năng suất, sản xuất đảm bảo chính xác và hiệu quả, đảm bảo độ đồng đều và chất lượng sản phẩm.

Hiện doanh nghiệp đang kinh doanh 3 thương hiệu thức ăn chăn nuôi gia súc chủ yếu gồm Mavin Austfeed, Stargro và Starkare, sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu an toàn từ các nhà cung cấp danh tiếng trên thế giới, có chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc, kiểm soát hiệu quả lây nhiễm dịch bệnh.

Theo Chủ tịch Mavin, hiện nay Tập đoàn này đang nghiên cứu triển khai các mô hình Tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, KonTum, Gia Lai, Nghệ An… sản xuất khép kín từ khâu trồng nguyên liệu tới giết mổ và chế biến thực phẩm. Đây là một giải pháp căn cơ lâu dài để cải thiện năng lực tự cung ứng nguồn nguyên liệu thô.

Bên cạnh đó, từ năm 2021 Mavin cũng đã áp dụng các giải pháp để giảm căng thẳng từ việc tăng giá nguyên liệu như: Tìm nguồn nguyên liệu ở các nước ít bị ảnh hưởng; Tìm nguồn nguyên liệu thay thế…

Mavin đang chuẩn bị xây dựng các Tổ hợp chăn nuôi khép kín từ khâu trồng nguyên liệu đến chế biến thực phẩm tại một số tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Mavin.

Mavin đang chuẩn bị xây dựng các Tổ hợp chăn nuôi khép kín từ khâu trồng nguyên liệu đến chế biến thực phẩm tại một số tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Mavin.

Cục Chăn Nuôi cảnh báo trong thời gian tới giá ngô và một số nguyên liệu thức ăn công nghiệp chính sẽ tiếp tục tăng do hạn chế về nguồn cung do căng thẳng Nga, Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu (Ukraine là nhà xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới khoảng 30 triệu tấn/năm). Giá thức ăn chăn nuôi do vậy sẽ tăng tiếp trong thời gian tới, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi.

Trước diễn biến này, Cục Chăn nuôi đã khuyến nghị các doanh nghiệp phát triển các loại thức ăn thay thế thức ăn công nghiệp để giảm áp lực trong bối cảnh giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?