| Hotline: 0983.970.780

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Thứ Sáu 01/11/2024 , 15:43 (GMT+7)

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Bà Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Bà Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi Việt Nam vừa tổ chức hội thảo "Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn, một tác động, đa lợi ích", hướng tới giảm phát thải trong chăn nuôi.

Ngành chăn nuôi, đặc biệt ở Việt Nam với quy mô lớn và mật độ cao, hiện chiếm 10-18% tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Theo số liệu từ Hội Chăn nuôi Việt Nam, tổng lượng khí phát thải (CO2) trong chăn nuôi tính đến năm 2023, lên đến 20,5 triệu tấn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến đổi khí hậu.

Các cơ sở chăn nuôi, nhất là quy mô vừa và nhỏ, thường chưa có hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến khí phát thải trong chăn nuôi gồm: sử dụng điện và năng lượng trong các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong khâu chăn nuôi, ấp nở. Đặc biệt, quá trình hô hấp, tiêu hóa và chất thải là yếu tố lớn nhất gây hiệu ứng khí phát thải nhà kính trong chăn nuôi.

 

Bà Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Trong chăn nuôi có 2 loại khí nhà kính chủ yếu được phát thải là khí mêtan (CH4) và khí ôxit nitơ (N2O). Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 tấn khí CH4 gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 28 tấn CO2 và 1 tấn khí N2O gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 265 tấn CO2.”

Tính tới tháng 6/2024, tổng đàn lợn của cả nước là 25,549 triệu con, trong đó đàn lợn nái là 3 triệu con. Đáng chú ý, Việt Nam là nước có số đầu lợn đứng thứ 5 và sản lượng thịt đứng thứ 6 thế giới với quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ cao, công nghệ xử lý chất thải tuy nhiều, nhưng chưa hoàn thiện và phù hợp, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ đang chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam giai đoạn 2025-2030 sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các loại thực phẩm khác như gia cầm, tôm cá, thịt đỏ, đạm thực vật và hàng nhập khẩu.

“Bên cạnh đó, dịch bệnh, đặc biệt là sự phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi cũng là một thách thức lớn. Đồng thời, ngành phải chịu áp lực về môi trường và các quy định kiểm soát khí phát thải, hướng tới mục tiêu Net-Zero vào năm 2050 như cam kết tại COP26”, ông Dương chia sẻ thêm.

Ông Jae Cheol Kim, Giám đốc Trung tâm Giải pháp kỹ thuật khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Việc áp dụng khẩu phần đạm thô thấp sẽ đem lại giá trị kinh tế thiết thực trong quá trình chăn nuôi.

Ông Jae Cheol Kim, Giám đốc Trung tâm Giải pháp kỹ thuật khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Việc áp dụng khẩu phần đạm thô thấp sẽ đem lại giá trị kinh tế thiết thực trong quá trình chăn nuôi.

Dựa trên số heo và đàn gia cầm tại Việt Nam, có tới 432,000 tấn khí CO2 bài thải ra môi trường. Theo tính toán, nếu giảm 1% đạm thô trong thức ăn cho lợn, chúng ta có thể giảm 20.000 tấn khí CO2, tương đương lượng khí phát thải của 4.400 xe hơi.

Đồng tình với bà Ninh Thị Len việc áp dụng khẩu phần đạm thô thấp giúp cân bằng axit amin dư thừa, giảm bài thải Ni tơ ra môi trường, ông Jae Cheol Kim, Giám đốc Trung tâm Giải pháp kỹ thuật khu vực Châu Á Thái Bình Dương khẳng định: “Thức ăn thấp đạm thô sẽ hiệu quả hơn và không phải thức ăn kém chất lượng.”

Theo nghiên cứu, được ông Jae Cheol Kim trình bày, khi giảm 3-4% đạm thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn sẽ đem lại lợi nhuận gần 200 triệu đồng cho 1 trang trại với quy mô 1000 con và rút ngắn 6 ngày nuôi.

Bài toán kinh tế khi giảm 3-4% đạm thô trong khẩu phần ăn của lợn.

Bài toán kinh tế khi giảm 3-4% đạm thô trong khẩu phần ăn của lợn.

Từ năm 2023, Bộ NN-PTNT cùng Viện Chăn nuôi đã bắt đầu tập trung vào nghiên cứu đề tài Giảm mức protein trong thức ăn cho lợn nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi.

Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi đặt kỳ vọng kết quả đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi theo tình hình mới và là cơ sở để nhà nước đưa ra quy định phù hợp đối với mức protein trong thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Bà Ninh Thị Len chia sẻ, các giải pháp giảm khí thải trong chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào khâu chăn nuôi, quản lý xử lý chất thải từ chăn nuôi, tuy nhiên, cần quan tâm hơn đến yếu tố đầu vào của quá trình chăn nuôi, đó là dinh dưỡng để cung cấp protein, axit amin gần nhất với nhu cầu của vật nuôi.

Xem thêm
Khoản 3, Điều 15 Luật Thuế sửa đổi nguy cơ vào 'vết xe đổ câu chữ'

Việc hiểu sai giữa thuế GTGT 0% với không chịu thuế khiến ngành phân bón bầm dập gần một thập kỷ, nay Điều 15 Luật Thuế GTGT sửa đổi lại tồn tại kẽ hở lớn.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?

Bình luận mới nhất