| Hotline: 0983.970.780

Bước ngoặt lớn của Thaibinhseed

Thứ Ba 15/09/2015 , 19:32 (GMT+7)

Từ chỗ là Cty giống cây trồng cấp tỉnh, đến nay Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình (Thaibinhseed) đã lớn mạnh, vươn ra toàn quốc. 

* Khánh thành nhà máy chế biến hạt giống số 2

Những hạt giống mang tên quê hương 5 tấn Thái Bình ngày nào giờ được nông dân cả nước biết đến, góp phần nâng năng suất lúa cả nước giờ đây lên hàng chục tấn/ha/năm. Có thể nói những đóng góp của Thaibinhseed với ngành trồng lúa nước ta những năm qua là không hề nhỏ.    

Nhớ lại những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nêu cao khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến lớn miền Nam, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”..., là một tỉnh trọng điểm lúa của miền Bắc, năm 1966 Thái Bình đã trở thành tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ha/năm.

Ngày 31/12/1966, dù bận trăm công ngàn việc, Bác Hồ vẫn dành thời gian về thăm, biểu dương nhân dân Thái Bình. Trong buổi nói với đại diện các tầng lớp nhân dân Thái Bình tại đình Phương Cáp, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư sáng ngày 01/01/1969, Bác Hồ đã căn dặn đại ý “… muốn có nhiều thóc để góp phần đánh Mỹ thì phải làm nhiều việc, trong đó có việc cung cấp giống tốt cho nông dân…”.

Thực hiện theo lời dạy của Bác và xác định giống là khâu đột phá giúp tăng năng suất lúa, năm 1967 Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Bình đã quyết định thành lập Phòng Giống trực thuộc UBND tỉnh.

Năm 1968, Thái Bình đã xây dựng 2 trại sản xuất giống lúa cấp 1 tại Đông Cơ (Tiền Hải) và Đông Cường (Đông Hưng). Năm 1971, Thái Bình ban hành Chỉ thị về việc chọn lọc giống lúa cung ứng cho nông dân.

Ngày 10/01/1972, ông Nguyễn Ngọc Trìu, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh đã ký Quyết định thành lập Công ty Giống lúa Thái Bình - một trong những Công ty giống cây trồng được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

Đến năm 1998 đã đổi tên thành Công ty Giống cây trồng Thái Bình. Năm 2004 được cổ phần hóa thành Cty CP Giống cây trồng Thái Bình. Đến năm 2011 được đổi thành Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình. 

Đặc biệt năm 2015, được sự tư vấn của một Cty nước ngoài, Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình đã thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với thương hiệu hoàn toàn mới "Thaibinhseed", thay cho thương hiệu cũ "TSC". 

Những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ trước, nền Nông nghiệp nước ta vẫn hết sức khó khăn, hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực. Trước tình hình đó, từ vụ Xuân 1988, Cty Giống cây trồng Thái Bình là đơn vị đi tiên phong trong hệ thống nông nghiệp quốc doanh khi mạnh dạn áp dụng cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động (trước khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị).

Kết quả thật bất ngờ, năng suất lúa tăng 20%/năm. Từ thành công đó, Cty đã được đón đồng chí Nguyễn Đức Bình, Ủy viên Bộ Chính trị về nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Bình để chuẩn bị ra đời Nghị quyết 10. Thắng lợi mang tính chất đột phá này đã tạo đà để Cty tiến những bước vững vàng trên con đường đổi mới.

Năm 1991, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIII đã quyết định thực hiện chương trình “Cấp 1 hóa giống lúa” toàn tỉnh. Năm 1998, được sự giúp đỡ của Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam, Dự án “Phát triển hệ thống cung cấp hạt giống tại Thái Bình” được triển khai.

-mg-4941175602641
Dây chuyền hiện đại của Nhà máy chế biến hạt giống số 2, nhập từ hãng Westrup (Đan Mạch)

Hoà chung niềm vui của cả nước thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng, được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình, ngày 18/9 TCty Giống cây trồng Thái Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà máy chế biến hạt giống số 2 và gắn biển Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Thái Bình lần thứ XIX.

Kết quả của dự án là Nhà máy chế biến hạt giống số 1, công suất 4.500 tấn hạt giống/năm đã được khánh thành ngày 21/11/2000 và giao cho Cty Giống cây trồng Thái Bình quản lý, sử dụng. Đây chính là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch, là viên gạch quan trọng của ngành công nghiệp giống cây trồng Việt Nam.

Ý thức được điều đó, 15 năm qua những thế hệ người lao động trong Cty đã nâng niu, gìn giữ, quản lý và sử dụng nhà máy hiệu quả, an toàn và nguyên vẹn, cung cấp hàng trăm ngàn tấn giống cây trồng cho nông dân cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành giống cây trồng Việt Nam.

Với chiến lược đổi mới và phát triển đúng hướng, coi trọng ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào mọi hoạt động của DN, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nghiên cứu thành công bộ giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao với 11 giống giống bản quyền của Cty đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua, Cty đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, chế biến, bảo quản, kiểm soát chất lượng hạt giống. Nhờ đó, Thái Bình trở thành tỉnh đi đầu công nghiệp hóa ngành giống cây trồng.

Để đáp ứng yều cầu cung cấp giống tốt cho nông dân cả nước, năm 2014 Cty đã xây dựng Nhà máy chế biến hạt giống số 2 với số vốn đầu tư hơn 4 triệu USD, công suất gấp 5 lần nhà máy số 1, đưa tổng công suất chế biến của cả 2 nhà máy lên 30.000 – 40.000 tấn giống mỗi năm. 

Với việc hoàn thành Nhà máy chế biến hạt giống số 2, Cty đang tràn đầy hy vọng cung cấp ngày càng nhiều giống tốt cho nông dân như lời dạy của Bác Hồ khi người về thăm Thái Bình gần 50 năm trước.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm