| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản chủ lực tràn đầy triển vọng

Cá biển tăng trưởng mạnh nếu nhập khẩu nguyên liệu thuận lợi

Thứ Hai 16/05/2022 , 17:01 (GMT+7)

Không tăng trưởng mạnh mẽ như một số hải sản khác, nhưng cá biển cũng đang giữ được đà tăng ổn định, đóng góp lớn vào xuất khẩu hải sản.

Cá trích được thu hoạch ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Thanh Sơn.

Cá trích được thu hoạch ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý 1 năm nay, trong các nhóm hàng hải sản chủ lực, sự tăng trưởng xuất khẩu của nhóm cá biển khác (trừ cá ngừ), tương đối khiêm tốn khi chỉ tăng nhẹ 5%. Trong khi đó, phần lớn các hải sản chủ lực khác tăng trưởng rất mạnh như cá ngừ tăng 72%; cua, ghẹ và giáp xác khác tăng 62%; mực, bạch tuộc tăng 35% …

Tuy vậy, cá biển khác vẫn giữ vị trí số 1 về giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản khi đạt 421 triệu USD, chiếm 45,76% trong tổng giá trị xuất khẩu hải sản trong quý 1 là trên 920 triệu USD.

Không chỉ trong quý 1 năm nay mà cả trong những năm trước đây, cá biển khác luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu hải sản. Năm 2021, xuất khẩu cá biển khác chiếm tới khoảng 50% trong tổng giá trị xuất khẩu hải sản là 3,4 tỷ USD.

Tức là giá trị xuất khẩu cá biển khác trong năm qua đạt khoảng 1,7 tỷ USD, cao hơn cả cá tra. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cá biển khác trong cơ cấu hải sản xuất khẩu nói riêng và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và nhu cầu trên thị trường thế giới đối với nhóm hàng này là khá lớn.

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn nguyên liệu nên xuất khẩu cá biển khác dù vẫn đang có xu hướng tăng trưởng, nhưng mức tăng thường không cao. Trong nhóm cá biển khác, hiện chỉ có vài loại cá mà sản xuất, khai thác trong nước cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu như cá trích, cá cơm …

Về mặt hàng cá trích, hiện mỗi năm đang mang về cho các doanh nghiệp hải sản Việt Nam giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD. Thông tin từ VASEP cho thấy, trong năm 2021, giá trị xuất khẩu cá trích đạt 37,5 triệu USD. Có 30 thị trường đang nhập khẩu cá trích từ Việt Nam. Trong đó, 5 thị trường Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia chiếm tỷ trọng chi phối với gần 76% giá trị xuất khẩu.

Sau khi giảm trong năm ngoái, xuất khẩu cá trích đầu năm nay đang tăng nhẹ trở lại (tăng 2,5% trong 2 tháng đầu năm) trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 30%, sang Hàn Quốc tăng 67%, sang Australia tăng 86% ... Nguyên nhân là do nguồn cá trích nguyên liệu hiện đang khá dồi dào và nhu cầu tăng cao trên thị trường thế giới. Vì vậy, cá trích vẫn còn nhiều triển vọng xuất khẩu trong những tháng tới.

Với những loại cá biển khác, nhu cầu vẫn đang tăng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực. Bằng chứng đang có xu hướng nhiều đơn hàng gia công chế biến cá biển được chuyển từ các nhà máy Trung Quốc sang Việt Nam.

Việc nhập khẩu thủy sản về Việt Nam (mà chủ yếu là hải sản nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu), trong những tháng qua cho thấy khá rõ nhu cầu chế biến xuất khẩu cá các loại khác nói riêng và hải sản nói chung. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2022, nhập khẩu thủy sản tăng mạnh tới 34,6% so với tháng 2/2022. Tính chung trong cả quý 1, nhập khẩu thủy sản đạt 545 triệu USD, tăng 9,2% so với quý 1 năm ngoái.

Trong10 thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Việt Nam quý 1 vừa qua, có những thị trường chủ yếu xuất khẩu cá biển như Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Chile … Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu cá biển để chế biến xuất khẩu đang khá lớn.

Chính vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cá các loại khác nói riêng và hải sản nói chung, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho rằng, cần phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập khẩu hải sản nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, xem nhập khẩu hải sản nguyên liệu là yếu tố quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu hải sản. Nếu làm tốt khâu nhập khẩu hải sản nguyên liệu, mỗi năm, giá trị xuất khẩu hải sản nói chung hoàn toàn có thể tăng thêm tới một vài tỷ USD so với hiện nay.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất