| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Chủ động ứng phó triều triều cường những tháng cuối năm âm lịch

Thứ Hai 13/12/2021 , 08:17 (GMT+7)

Cà Mau Cà Mau đã lên kế hoạch ứng phó với đợt triều cường trong những tháng cuối năm, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân cũng như giảm rủi ro trong sản xuất nông nghệp.

Tỉnh Cà Mau lên kế hoạch ứng phó với đợt triều cường cuối tháng 11, 12 âm lịch Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau lên kế hoạch ứng phó với đợt triều cường cuối tháng 11, 12 âm lịch Ảnh: Trọng Linh.

Theo Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, mực nước trên các sông, rạch trong tỉnh tiếp tục lên cao theo kỳ triều cường trong tháng 11 và 12 âm lịch, tiếp tục cao, đang tác động đến sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là các huyện ven biển.

Cụ thể, tại trạm Gành Hào (trên cửa sông Gành Hào), đỉnh triều từ 2.30-2.35m, ở mức trên báo động III. Theo ghi nhận, mực nước triều lịch sử tại khu vực này là 2.54m xuất hiện vào ngày 16/11/2020. Trong khi đó, tại trạm Năm Căn (trên sông Cửa Lớn), mực nước triều là 1.60-1.65m, cũng ở mức trên báo động III, xấp xỉ con số 1.79m của mực nước triều lịch sử vào ngày 18/11/2020.

Ngoài ra, nhiều khu vực khác như khu vực TP Cà Mau (trên sông Gành Hào), trạm Rạch Gốc (trên sông Rạch Gốc); trạm thị trấn Ðầm Dơi (trên sông Ðầm Dơi)… hầu như mực nước triều đầu tháng 11 này đều đo được ở mức trên báo động III.

Hiện nay, không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam với cường độ mạnh, ảnh hưởng đến đất liền và vùng biển Nam Bộ. Do ảnh hưởng bởi gió mùa Ðông Bắc có cường độ mạnh, kết hợp với triều cường, mực nước trên các sông, rạch vùng ven biển có khả năng lên cao ở các kỳ triều tiếp theo, gây ra hiện tượng ngập ở vùng trũng thấp và sạt lở đất vùng ven sông, ven biển.

Công trình cống điều tiết mặn - ngọt trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Công trình cống điều tiết mặn - ngọt trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Theo nhận định của Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, mức độ rủi ro thiên tai của các kỳ triều cường ở cấp độ 2. Trước tình hình trên, ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Cà Mau, cho biết: Đã đề nghị Sở NN-PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) thường xuyên cập nhật diễn biến triều cường, các thiệt hại có thể xảy ra và biện pháp phòng tránh, thông báo đến các cấp, các ngành có liên quan biết, để chủ động hướng dẫn người dân ứng phó.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương vận hành hợp lý, hiệu quả hệ thống cống, đập, trạm bơm để chủ động tiêu thoát nước, ngăn triều bảo vệ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý, gia cố các vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt lở đất, các đoạn đê, lộ thấp, để phòng tránh các thiệt hại. Tăng cường hướng dẫn người dân gia cố bờ bao, chống tràn, tránh thất thoát thuỷ sản nuôi, bảo vệ sản xuất.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các huyện, TP Cà Mau rà soát các vị trí, đoạn đường hỏng, có khả năng bị ngập, chủ động sửa chữa, cảnh báo, hướng dẫn phòng, tránh để người tham gia giao thông biết, tránh để xảy ra tai nạn, đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.

Khuyến khích nông dân thường xuyên kiểm tra mực nước trên đồng để giảm rủi ro mức thấp nhất. Ảnh: Trọng Linh.

Khuyến khích nông dân thường xuyên kiểm tra mực nước trên đồng để giảm rủi ro mức thấp nhất. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về triều cường, thông báo cho người dân biết để chủ động ứng phó. Tuyên truyền, khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ vuông, bờ thửa, bờ bao, khuôn hộ bảo vệ sản xuất. Hướng dẫn người dân kê cao tài sản, hàng hoá hoặc di dời để tránh bị ngập gây hư hỏng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng tránh ngập gây thiệt hại về tài sản, tài liệu của cơ quan, đơn vị. Vận động người dân tích cực khơi thông cống, rãnh thoát nước, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ngay sau khi triều cường rút.

Ðối với các kỳ triều cường tiếp theo trong tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022, Ban Chỉ huy Phòng, PCTT-TKCN tỉnh Cà Mau đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung liên quan đến các giải pháp ứng phó với diễn biến của triều cường. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình diễn biến của các đợt triều cường mà có sự điều chỉnh, chỉ đạo linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể và phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành.

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước và có nhiều sông rạch thông ra biển, trong khi đó triều cường diễn biến ngày một phức tạp hơn. Thời điểm này của năm 2020, mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao gây ra tình trạng ngập ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, thiệt hại hết sức nặng nề, nhất là hạ tầng giao thông. Ðể giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do triều cường, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương thì sự chủ động của người dân trong bảo vệ sản xuất, tài sản chính mình là giải pháp hữu hiệu nhất.

Tỉnh Cà Mau đã chủ động lên kế hoạch ứng phó, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành. Đó là tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước diễn biến của các kỳ triều cường những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khởi động dự án nhà ở xã hội đầu tiên trong năm 2024 tại Đồng Nai

Đồng Nai Ngày 21/5, tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai) diễn ra Lễ khởi động dự án xây dựng nhà ở xã hội, do Công ty CP Chương Dương Homeland tổ chức.

Những kiếp người sống chui: [Bài 1] Phận đời trôi nổi ven sông

'Ba không' - không điện, không nước, không định danh - là cuộc sống suốt gần 40 năm qua của người dân xóm ngụ cư ven sông Hồng, hay còn gọi là 'xóm Phao'.