| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp bình quân khoảng 8%/năm

Chủ Nhật 28/11/2021 , 13:33 (GMT+7)

Cà Mau Cà Mau hướng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp bình quân khoảng 8%/năm cho giai đoạn 2021-2025.

Cà Mau phấn đấu đến năm 2025 xuất xuất thủy sản đạt 1,2 tỷ USD. Ảnh: Văn Vũ.

Cà Mau phấn đấu đến năm 2025 xuất xuất thủy sản đạt 1,2 tỷ USD. Ảnh: Văn Vũ.

Thế mạnh xuất khẩu thủy sản

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Diện tích nuôi tôm đến năm 2025 tỉnh Cà Mau giữ ổn định khoảng 280.000 ha. Bên cạnh tập trung gia tăng năng suất, sản lượng, yếu tố chất lượng được tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là tôm sinh thái, với mục tiêu đạt 49.000 ha, tập trung tại các hình thức nuôi tôm - rừng ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân.

Ngoài ra, mô hình tôm – lúa của tỉnh Cà Mau cũng đang phát triển mạnh và có kế hoạch nhân rộng lên khoảng 37.000 ha. Tập trung chủ yếu ở Thới Bình, U Minh, một phần thuộc huyện Trần Văn Thời và TP Cà Mau. Cùng với đó là phát triển các hình thức nuôi cua xen canh với tôm và các đối tượng thuỷ sản khác, với diện tích khoảng 250.000 ha.

Trong các ngành hàng sản xuất để xuất khẩu thì thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó là xuất khẩu tôm. Nhiều năm trở lại đây ngành tôm tỉnh Cà Mau đã có những bước phát triển nổi bật. Đặc biệt là trong sản xuất tôm hữu cơ, tôm sinh thái thân thiện mới môi trường và diện tích tăng theo từng năm. Ngoài ra, Cà Mau có nhiều lợi thế trong chế biến, xuất khẩu tôm của cả nước.

Thời gian qua, tình hình nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng như: Ao trải bạt theo quy trình Biofloc, Semi-Biofloc, quy trình công nghệ nuôi hai giai đoạn, ba giai đoạn, quy trình nuôi tuần hoàn nước khép kín góp phần tăng năng suất và sản lượng. Đặc biệt là chất lượng có thể xuất khẩu cạnh tranh với các nước có thế mạnh về xuất khẩu tôm như: Ecuador, Ấn Độ hay Thái Lan…

Hiện nay, Cà Mau tiếp tục mở rộng sang các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, bên cạnh các thị trường truyền thống: Ðông Âu, Trung Ðông, Trung Quốc, Hàn Quốc… Cà Mau hướng đến phát triển xuất khẩu sản phẩm tôm tại các thị trường tiềm năng thông qua các hiệp định thương mại đã được ký kết, tăng cường xúc tiến thương mại. Mục tiêu đạt trên 5,6 tỷ USD cho giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2025 xuất khẩu tôm phấn đấu ước đạt 1,2 tỷ USD.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lúa, gạo và gỗ

Ngoài thủy sản, tỉnh Cà Mau còn hướng đến xuất khẩu lúa gạo. Cụ thể trong những năm qua tỉnh Cà Mau đã hình thành nên những vùng sản xuất lúa rộng lớn, mang tính bền vững, tạo ra lượng hàng hoá xuất khẩu, điển hình là sản phẩm gạo hữu cơ.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, Cà Mau phấn đấu xuất khẩu lúa gạo hữu cơ đạt 22 triệu USD (tương đương 540 tỷ đồng) tại các thị trường: Singapore, châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Hàn Quốc.

Tỉnh Cà Mau, phấn đấu đến năm 2025 có 90% diện tích rừng sản xuất có phương án quản lý bền vững với 54.000 ha. Ảnh: Văn Vũ.

Tỉnh Cà Mau, phấn đấu đến năm 2025 có 90% diện tích rừng sản xuất có phương án quản lý bền vững với 54.000 ha. Ảnh: Văn Vũ.

Năm 2021, Cà Mau quyết tâm xây dựng vùng lúa nguyên liệu hữu cơ tại các vùng sản xuất lúa - tôm, trọng điểm tại huyện Thới Bình và các xã vùng ven TP Cà Mau. Đồng thời, đặt mục tiêu đến 2025, nâng vùng nguyên liệu lúa hữu cơ lên 2.500 ha, dành 50% cho xuất khẩu, thu về 7,2 triệu USD (tương đương 175 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, lĩnh vực lâm nghiệp được Cà Mau ưu tiên phát triển rừng kinh tế thâm canh, đa dạng hình thức trồng rừng lấy gỗ. Các hình thức liên kết sản xuất ngành hàng gỗ theo chuỗi giá trị, từ cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được địa phương triển khai đồng bộ.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Cà Mau, phấn đấu xây dựng 10.000 ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 100% sản phẩm khai thác cây rừng được truy xuất nguồn gốc lâm sản hợp pháp; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

Tỉnh Cà Mau đưa ra nhiều giải pháp thực hiện như xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển các ngành hàng xuất khẩu, phát triển thị trường, chính sách. Trong đó, ưu tiên nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thông qua tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…

Tỉnh Cà Mau hướng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp bình quân khoảng 8%/năm cho giai đoạn 2021-2025.

Tỉnh Cà Mau, phấn đấu đến năm 2025, có 90% diện tích rừng sản xuất có phương án quản lý bền vững, với 54.000 ha (24.000 ha rừng ngập mặn, 30.000 ha rừng U Minh Hạ). Doanh thu cho giai đoạn 2021-2025 ước đạt 20 triệu USD từ chế biến gỗ, thị trường tập trung vào khu vực châu Âu.

Xem thêm
Vua của các loài hoa Tây Bắc hút khách miền xuôi

Qua rằm tháng Chạp, những chậu địa lan Sa Pa giá hàng chục triệu đồng đã được khách miền xuôi lên mua. Trong khi, giá hoa lan Trung Quốc tăng giá nhẹ vì thời tiết. 

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

Vinachem vừa ban hành Quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tập đoàn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.