| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Phòng chống thiên tai còn nhiều hạn chế

Chủ Nhật 26/01/2020 , 08:46 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng, công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm.  

Chủ quan với thiên tai

Trước tình hình mùa khô 2019 -2020, đến sớm, gay gắt và tốc độ xâm hập mặn nhanh hơn trung bình hàng năm, nên đã tác động bất lợi với sản xuất cũng như đời sống của người dân.

Tình hình mùa khô 2019 -2020, đến sớm, gay gắt và tốc độ xâm hập mặn nhanh hơn trung bình hàng năm, nên đã tác động bất lợi với sản xuất cũng như đời sống của người dân

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - ông Nguyễn Tiến Hải cho rằng, hiện nay, công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã đưa ra những ví dụ điển hình như: việc thực hiện chậm chủ trương, văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên, nhất là trong những tình huống khẩn cấp; các hộ dân còn chủ quan, lơ là đối với diễn biến thời tiết; cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chư thực hiện tốt, triệt để công tác thông tin, dự báo để người dân biết, cân nhắc trong tổ chức sản xuất…

Hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt

Qua rà soát, tổng diện tích lúa bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn là 16.803 ha, trong đó, lúa tôm 16.555 ha và lúa đông xuân là 248 ha; khoảng 3.568 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt; mực nước trong kênh, rạch xuống thấp, có nơi khô hạn hoàn toàn ảnh hưởng đến sản xuất, giao thông đường thủy, vận chuyển hàng hóa và gây sụt lún 147 tuyến lộ giao thông nông thôn, với chiều dài 14km.

13.500 hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2019 - 2020

Theo dự báo, trong thời gian tới, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn càng gay gắt hơn. Cụ thể, trên 24.795 ha lúa ĐX và 340 ha rau màu bị thiệt hại hoặc giảm năng suất do thiếu nước; 13.500 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn bị sụp lún; nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao và không có nước để chữa cháy;…

Ứng phó khẩn cấp

Trước tình hình nêu trên, để hạn chế mức thấp nhất thiệ hại do hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020, góp phần ổn định sản xuất, đời sống của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có ý kiến chỉ đọa như sau:

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, yêu cầu Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau khẩn trương khảo sát, rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại cụ thể tùng trà lúa, hoa màu, qua đó có các giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương, đơn vị và người dân thực hiện, nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thế xảy ra.

Qua rà soát, có 16.803 ha lúa bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

Trong đó, lưu ý các biện pháp, kỹ thuật sản xuất sát với tình hình, điều kiện hạn, mặn; xây dựng các phương án tổ chức sản xuất, điều tiết nước phù hợp với điều kiện nguồn nước cụ thể, có xét đến phương án ưu tiên nước ngọt phục vụ sản xuất tại một số vùng, khu vực nhất định (trường hợp điều tiết nước từ nơi này sang nơi khác, phải được sự đồng thuận .của đa số hộ dân tại các khu vực có liên quan).

Đối với diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại (kể cả diện tích bị thiệt hại do điều tiết nguồn nước ngọt sang khu vực khác), rà soát, thống kê diện tích, đánh giá nguyên nhân thiệt hại, đối chiếu với quy định hiện hành, qua đó xác định các trường hợp thuộc diện được hỗ trợ để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị và hộ dân thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ khôi phục sản xuất đúng quy định. Hoàn thành công việc này trước ngày 04/02/2020.

Thường xuyên kiểm tra các vị trí đê xung yếu, cống, đập, kịp thời xử lý các sự cố, tránh để nước mặn xâm nhập vào vùng ngọt hóa; khẩn trương rà soát, xây dựng, triển khai kế hoạch nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

Năm 2020, nuôi trồng thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do hạn hán, xâm nhập mặn

Riêng đối với các mô hình lúa chất lượng cao, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị, lưu ý rà soát kỹ các khu vực sản xuất thích hơp, khu vực tiềm năng có thể mở rộng và sự đồng thuận của người dân để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Đối với thủy sản, theo dự báo của các cơ quan chuyên ngành, thời gian tới độ mặn nước sông và các ao, đầm nuôi thủy sản tăng cao hơn trung bình nhiều năm, tác động bất lợi đến thủy sản nuôi, đặc biệt tôm nuôi.

Trong đó, thường xuyên kiểm tra độ mặn trên các tuyến sông, rạch để cảnh báo, dự báo cho người dân biết; họp dân, tuyên truyền, khuyến cáo người dân các biện pháp kỹ thuật để hạn chế thiệt hại: Thả tôm giống đảm bảo chất lượng, đúng mật độ nuôi đối với từng loại hình nuôi, thời vụ, diễn biến thời tiết hạn, mặn; quản lý môi trường ao nuôi. Hoàn thành công việc này trước ngày 04/02/2020.

Đối với chăn nuôi, tiếp tục tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là bệnh DTHCP và các dịch bệnh nguy hiểm khác có thể lây sang người; kịp thời phát hiện, bao vây, khống chế các ổ dịch bệnh mới phát sinh, tránh đế lây lan ra diện rộng; thực hiện việc tố chức nuôi tái đàn heo đúng quy định, trong đó lưu ý biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Mùa khô 2019 - 2020 nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao và không có nước để chữa cháy...

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị chủ rừng rà soát, cập nhật, bổ sung kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2019 - 2020 của đơn vị phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết (nếu chưa phù hợp).

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch của các đơn vị chủ rừng, nhât là việc bô trí lực lượng, phương tiện, trang thiêt bị theo phương châm “04 tại chỗ”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ rùng và người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; khẩn trương tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2018 - 2019 và triển khai kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

Đối với nước sinh hoạt, Sở NN-PTNT, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau khẩn trương điều tra, thống kê, phân loại từng nhóm tình trạng thiếu nước cụ thể, báo cáo, tham mưu đề xuất UBND tỉnh trước ngày 10/02/2020 để xem xét, quyết định.

Tỉnh Cà Mau chủ động ứng phó với sụp lún, sạt lở trên địa bàn.

Ứng phó với sụp lún, sạt lở đất, Sở GTVT hướng dẫn các huyện, thành phố Cà Mau rả soát, cập nhật tình hình sụp lún, sạt lở đất; tổ chức cắm biển cảnh báo, dự báo những vị trí có khả năng sụp lún, sạt lở đất; hướng dẫn các địa phương, đơn vị và hộ dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sụp lún, sạt lở đất.

Đồng thời kiểm tra, thông kê các khu vực gặp khó khăn vê giao thông (kênh rạch khô cạn, nhưng chưa có lộ giao thông hoặc có lộ nhưng chưa đảm bảo yêu cầu), để có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.