| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Phát huy hiệu quả khai thác công trình thủy lợi

Thứ Hai 18/11/2019 , 09:35 (GMT+7)

Công tác quản lý, khai thác vận hành hệ thống thuỷ lợi tại tỉnh Cà Mau từng bước đi vào ổn định đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Đảm bảo ngọt toàn vùng

Ông Trần Quốc Nam, Giám đốc Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc có điều kiện địa lý khá phức tạp, với ba mặt tiếp giáp biển tạo thành một bán đảo chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai chế độ triều đó là: nhật triều của biển phía Tây và bán nhật triều không đều của biển Đông.

Cống Kênh mới tại đê biển Tây (Cà Mau).

Địa hình được kiến tạo không đều và bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, chịu sự giao thoa của 2 chế độ triều nên có rất nhiều vị trí giáp nước. Ngoài ra, nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nước mưa được trữ tại chổ, không có nguồn nước ngọt từ nơi khác bổ sung.

Do vậy, thường xảy ra tình trạng thừa nước trong mùa mưa (phải tập trung tiêu) và thiếu nước trong mùa khô. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, Cà Mau có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Trước đây, việc xây dựng hệ thống thủy lợi ở Cà Mau chủ yếu là phục vụ trồng lúa. Từ năm 2001, Cà Mau đã chủ trương chuyển dịch từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, được nhân dân đồng tình.

Theo ông Nam, hiện nay hệ thống thủy lợi của tỉnh Cà Mau hiện có Kênh trục có 40 công trình với chiều dài 890 km. Kênh cấp 1 có 200 công trình với chiều dài 1.816 km, kênh cấp 2 có 828 công trình với chiều dài 3.647 km và kênh cấp 3 có 981 công trình với chiều dài 1.765 km. Cống xây dựng cơ bản do Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi quản lý có 164 cống và 1 trạm bơm.

Cống xây dựng cơ bản do Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý hiện có 164 (cống 7 Ghe, đê biển Tây).

Cà Mau đã điều chỉnh quy hoạch phân ra hai vùng sản xuất có hệ sinh thái đặc trưng khác nhau như sau: Đối với vùng quy hoạch Nam Cà Mau được chia thành 18 tiểu vùng với tổng diện tích 314.000 ha. Hiện nay tỉnh đã có chủ trương cho tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi 16/18. Tiểu vùng đã được phê duyệt và đang đầu tư xây dựng tiểu vùng II, III, V, VII, X, XVII, XVIII và ô thủy lợi xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi.

Riêng vùng quy hoạch Bắc Cà Mau chia thành 5 tiểu vùng với diện tích hơn 204 nghìn ha, đã được phê duyệt 2/5 tiểu vùng và dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp với diện tích 50.000 ha, gồm các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP.Cà Mau. Chủ yếu phát triển sản xuất nông - ngư nghiệp theo hệ sinh thái ngọt bao gồm trồng lúa, cây công nghiệp, bảo vệ phát triển rừng tràm U Minh hạ, nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ.

Ông Nam cho biết, nhiệm vụ của hệ thống thủy lợi ở đây là bảo đảm ngọt toàn vùng với hệ thống công trình kênh, đê bao, cống để tiêu úng xổ phèn, giữ ngọt tại chỗ, điều tiết nước phòng cháy rừng tràm và các công trình ngăn mặn đầu mối. Bên cạnh đó, trong tiểu vùng III Bắc Cà Mau đã đầu tư xây dựng các vùng nhỏ đưa vào sử dụng trong 2016.

Hiệu quả từ các công trình thủy lợi

Mặc dù hệ thống thủy lợi từng tiểu vùng đã được đầu tư gồm hệ thống cống, kênh và hệ thống bờ bao, đê bao, nhưng nếu xét về hiệu quả thì hầu hết các tiểu vùng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa đạt được mục tiêu của các dự án tiểu vùng đặt ra.

Các cống công trình thủy lợi tại Cà Mau.

Trong đó, mục tiêu các tiểu vùng Nam Cà Mau là ngăn triều cường, cấp nước sạch phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, ngăn phù sa bồi lắng hệ thống kênh mương, làm thông thoáng dòng chảy. Đồng thời, kiểm soát dịch bệnh lây lan, phát triển giao thông thủy, bộ trong dự án tiểu vùng, tạo tiền đề phát triển xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống nhân dân. 

Để hệ thống thủy lợi các tiểu vùng thật sự phát huy hiệu quả đúng như mục tiêu của dự án đề ra, thì trong thời gian tới các đơn vi liên quan cần phải thực hiện đồng bộ các công việc sau: Đầu tư một số hạng mục công trình thuộc các tiểu vùng chưa đầu tư hoàn chỉnh bờ bao, cống, kênh mương. Đầu tư xây dựng quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi cho từng tiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của địa phương. Tiếp tục bổ sung hệ thống quan trắc, cảnh báo về mực nước, chất lượng nguồn nước nói chung nhằm đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả.

Mục tiêu các tiểu vùng Bắc Cà Mau là đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn, điều hòa, phân phối nước ngọt trong vùng, chủ động mùa vụ, tránh thiếu nước cuối vụ. Kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ tạo cơ sở hạ tầng khác trong khu vực phát triển hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi, kiểm soát chất lượng nước.

Tuy nhiên, theo ông Nam để đạt được kết quả như mong đợi thì các tiểu vùng nói chung hiện tại cần phải tiến hành đầu tư hoàn chỉnh khép kín hệ thống thủy lợi tiểu vùng và các hệ thống khác như hệ thống Scada để kiểm soát nguồn nước, quy trình vận hành…Đồng thời, tiếp tục phối hợp đồng bộ các vấn đề liên quan khác như cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, tổ chức lại sản xuất.

"Mặc dù kết quả chưa đạt được như mong đợt nhưng các tiểu vùng sau khi đã được đầu tư đã mang lại những kết quả trước mắt nhất định", ông Nam khẳng định.

Hiện nay, các hệ thống bờ bao, đê bao, cống đã làm tốt nhiệm vụ chống tràn, ngăn triều cường nước dâng bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân cho toàn hệ thống tiểu vùng. Ngăn chặn lượng phù sa gây bồi lắng cho hệ thống kênh mương, tạo thông thoáng dòng chảy.

Mặt khác, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp giao thông nông thôn góp phần cho nhiều địa phương đạt tiêu chí thủy lợi trong chương trình xây dựng nông thôn mới…Ngăn mặn, chống tràn, ngăn triều cường, trữ ngọt triệt để, tiêu úng, xổ phèn, bảo vệ sản xuất và phòng chống cháy rừng trong mùa khô, hạn chế thiếu nước cuối vụ đối với tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau.

Cần phát huy tối đa hiệu quả các công trình thủy lợi.

Tổ chức cơ cấu lại sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặt biệt là quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh. Khắc phục những nhược điểm trong thiết kế các cống cho phù hợp từng vùng đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đề ra...

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.