| Hotline: 0983.970.780

Cà phê Vĩnh Hiệp vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe thế nào để vào EU?

Thứ Ba 15/09/2020 , 10:43 (GMT+7)

Ngày 16/9, Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Gia Lai và Công ty Vĩnh Hiệp tổ chức lễ công bố sản phẩm nông nghiệp cà phê xuất khẩu vào châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

Đây là tin vui cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp nói riêng.

Để vào được thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại EVFTA, sản phẩm cà phê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này. Đây là một chương trình của Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT). Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (trụ sở tại TP.Pleiku - Gia Lai) là doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu cà phê đầu tiên của Việt Nam có được vinh dự này.

Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Ảnh: Đăng Lâm.

Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Ảnh: Đăng Lâm.

Xung quanh sự kiện này, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có buổi trao đổi với ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp.

 Xin ông cho biết những thuận lợi, khó khăn khi sản xuất - xuất khẩu cà phê sang các nước EU?

Về thuận lợi là khi sản phẩm cà phê được vào thị trường các nước EU, các hàng rào thuế quan đã được dỡ bỏ, theo đó thuế trở về bằng 0%, giá trị đem lại cho nông dân, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu được bền vững. Còn về khó khăn, đó là để sản phẩm cà phê được vào châu Âu gặp phải những rào cản mà kinh tế thương mại ràng buộc giữa các nhà xuất khẩu, buộc phải có truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, thực thi các quy trình của Hiệp định EVFTA đã được kiểm soát từ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Trước sự ràng buộc khắt khe như trên, công ty đã triển khai các quá trình sản xuất và xuất khẩu như thế nào?

Từ khi Chính phủ thông qua Hiệp định EVFTA, mỗi doanh nghiệp trên vùng nguyên liệu phải chuẩn bị từ trước đây 5 năm để chúng ta hội nhập. Sự chuẩn bị đó là phải xây dựng lại quy trình, quy chuẩn về canh tác nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; thay đổi cách làm truyền thống lạc hậu kém hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến môi trường, hội nhập phương thức canh tác mới về công nghiệp số, nông nghiệp số, chuẩn hóa số từ bao bì, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý... mà các quy định của EVFTA đã đưa đối với các mặt hàng được nhập vào thị trường vốn khó tính này.

Xin ông cho biết sản phẩm của Công ty Vĩnh Hiệp đã đạt được những chứng chỉ gì của các tổ chức quốc tế?

Hiện sản phẩm của chúng tôi đã đạt toàn bộ các chứng chỉ Quốc tế cho 25.000 ha cà phê của công ty. Từ các chứng chỉ của Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc, kể cả chứng chỉ của các tổ chức bền vững, trong đó có Hà Lan về FOSI, DELFORES. Đặc biệt, Công ty Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận USDA của Mỹ.

Xin ông cho biết cơ cấu xuất khẩu của công ty, trong đó có cơ cấu vào thị trường EU là bao nhiêu?

Niên vụ 2019 - 2020, chúng tôi đã xuất sang thị trường châu Âu khoảng 34.000 tấn cà phê, gồm các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê tinh và cà phê sạch.

Sản xuất theo quy trình khắt khe, cà phê của Vĩnh Hiệp đã đật tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU. Ảnh: Đăng Lâm.

Sản xuất theo quy trình khắt khe, cà phê của Vĩnh Hiệp đã đật tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU. Ảnh: Đăng Lâm.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã đem đến những thuận lợi gì cho ngành cà phê Việt Nam, cũng như đối với công ty trong việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU?

Đối với ngành cà phê Việt Nam nói chung cũng như đối với công ty chúng tôi, đây là một thách thức lớn với những doanh nghiệp đứng chân trên vùng nguyên liệu.

Trước tiên là phải xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững, chất lượng, sau đó là phải giữ được vùng nguyên liệu, làm cho vùng nguyên liệu đó hấp dẫn được những thị trường vốn rất khó tính này. May mắn là cà phê Tây Nguyên nói chung và cà phê của Gia Lai nói riêng là những vùng nguyên liệu khá đặc biệt. Đây là một nỗ lực lớn của nông dân, của các tổ hợp tác và của doanh nghiệp. Họ dựa vào nhau, cụ thể doanh nghiệp phải thu mua sản phẩm của nông dân làm ra, giá trị đem lại cho nông dân là sự cân bằng trách nhiệm và môi trường.

Làm được những việc như trên thì sản phẩm cà phê của Việt Nam mới vào được những thị trường vốn dĩ rất khó tính này.

May mắn là từ trước đó, Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã chủ động xây dựng kế hoạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho những địa phương có vùng nguyên liệu, cho nông dân và cho doanh nghiệp. Theo đó, sản phẩm cà phê của chúng ta đã có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU.

Xin cảm ơn ông!                                                    

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.