| Hotline: 0983.970.780

Các mỏ cần công nhân, Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản làm chậm chạp?

Thứ Hai 16/03/2020 , 14:27 (GMT+7)

Nhiều học sinh ngành mỏ thực tập tại các mỏ xong đã lâu nhưng chưa được Trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản thi đánh giá kỹ năng nghề nên không thể ra trường

Theo phản ánh của một số học sinh đang theo học ngành khai thác mỏ tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, tháng 12/2019, nhiều người đã hoàn thành thực tập tại các mỏ nhưng đến giờ chưa được gọi đi thi đánh giá kỹ năng nghề, do đó học sinh chưa được ra trường đi làm mà phải ở nhà chờ đợi.  

Có nhiều học sinh nhà ở vùng cao như Hà Giang, Cao Bằng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, họ muốn đi làm nhanh để có tiền trang trải cuộc sống.

Lí do vì sao học sinh bị chậm đánh giá kỹ năng nghề, theo đại diện một trường đại học có ngành nghề đào tạo hầm lò, các học sinh được đào tạo theo hệ Trung cấp nghề thuộc Trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ mỏ của trường, Trung tâm đã hoàn thành việc giảng dạy và cấp chứng chỉ cho các em.

Công nhân Công ty Than Hòn Gai tham gia thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia nghề kỹ thuật khai thác hầm lò. Ảnh Báo Quảng Ninh

Công nhân Công ty Than Hòn Gai tham gia thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia nghề kỹ thuật khai thác hầm lò. Ảnh Báo Quảng Ninh

Nhưng theo quy định tại Nghị định số 31 của Chính phủ thì kể từ ngày 15/5/2018, tất cả các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khoẻ của người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Việc người lao động được đánh giá kỹ năng nghề sẽ góp phần hoàn thiện kỹ năng thực hành công việc, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo quy trình an toàn, vệ sinh lao động. Đây cũng là căn cứ để chủ sử dụng lao động tuyển chọn, xếp bậc lương cho người lao động.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản Việt Nam là đơn vị duy nhất đã được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề: Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò; kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò; điện công nghiệp; giám định khối lượng, chất lượng than (KCS).

"Số học sinh đó đang mắc ở chính thủ tục sát hạch của Trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản", vị đại diện trường đại học có đào tạo ngành nghề hầm lò nói thẳng và cho biết thêm: "Thực tế không chỉ số học sinh đó mà nhiều sinh viên Đại học khi sát hạch cũng bị ách lại ở đây".

Trong khi các mỏ đang cần công nhân, học sinh muốn nhanh ra trường để đi làm, không hiểu lí do gì trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản lại chậm trễ như vậy? Việc này gây tâm lý ức chế cho học sinh, có người chờ đợi sốt ruột, chán nản muốn bỏ cuộc giữa chừng để đi học ngành khác.

Đề nghị Tập đoàn và trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản xem xét, khắc phục tình trạng trên…

Báo NNVN sẽ tiếp tục thông tin

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất