| Hotline: 0983.970.780

Cách ủ mầm lúa để nuôi cá

Thứ Ba 07/10/2008 , 08:00 (GMT+7)

Trước hết lúa được sàng sảy sạch, ngâm vào nước (25-30 độ C) một ngày đêm, khi lúa trương hạt đều, vớt ra trải đều theo lớp...

Một mô hình nuôi lúa - cá

Nuôi thủy sản nước ngọt là ngành nông nghiệp quan trọng đang được phát triển rộng khắp ở ĐBSCL và nhiều vùng khác, bởi vì ngoài giá trị kinh tế trên thương trường, nó còn là nguồn cung cấp thức ăn nhiều đạm trong bữa ăn hàng ngày.

Do đó, việc xây dựng mô hình, kỹ thuật nuôi cá để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân là một trong những yêu cầu cấp thiết để xây dựng nông thôn đổi mới.

Hiện nay, nhiều nông dân nuôi cá rô đồng, cá tai tượng, cá chép, mè Vinh... sử dụng mầm lúa làm thức ăn cho cá đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bởi vì trong mầm lúa có nhiều vitamin A, D, E, caroten... do đó cho cá ăn mầm lúa ủ là biện pháp tốt để giúp cá tăng trọng nhanh, mau lớn, tăng khả năng đề kháng bệnh, tăng tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng.

1. Phương pháp ủ mầm

Trước hết lúa được sàng sảy sạch, ngâm vào nước (25-30 độ C) một ngày đêm, khi lúa trương hạt đều, vớt ra trải đều theo lớp dày từ 3-5 cm. Trên mặt ủ một lớp bao tải, cứ mỗi ngày tưới 3-4 lần (nước ấm 30 độ C) sau 1- 2 ngày lúa nảy mầm, lúc này bỏ lớp bao tải ủ trên ra, sau 3-4 ngày mầm non mọc, lúc này trọng lượng lúa tăng lên 1,5-2 lần so với lúa chưa ngâm. Có thể khống chế độ dài của mầm để cho cá ăn tùy theo mục đích là nuôi cá đẻ hay vỗ béo cá thịt.

2. Cách cho ăn

Do các chất dinh dưỡng trong mầm lúa sẽ thay đổi theo sự phát triển của mầm, vì thế khi cho cá ăn phải dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cá. Ở giai đoạn mầm dài 0,5-1 cm hàm lượng vitamin E cao nhất. Dùng mầm lúa lúc này để nuôi vỗ cá bố mẹ trước khi cho cá đẻ sẽ làm cho cá đực hưng phấn mạnh và chất lượng tinh dịch tốt. Còn đối với cá cái sẽ làm cho trứng phát triển nhanh và tốt, tăng tỷ lệ thụ tinh. Mầm dài 2-3 cm thì hàm lượng vitamin B cao có tác dụng giúp cá ăn nhiều, thèm ăn và tiêu hóa tốt, thích hợp với nuôi cá thịt.

Khi mầm dài 8-10 cm hàm lượng vitamin A chiếm tỷ lệ cao (nằm ở dạng caroten) có tác dụng giúp cá kích thích sinh trưởng phát dục và đề kháng bệnh tật, thích hợp với nuôi cá thịt, nuôi vỗ cá bố mẹ và cá hậu bị. Lượng thức ăn cho cá hàng ngày từ 3-8% trọng lượng cá nuôi trong ao, cho cá ăn trên sàn treo đều trong ao khi cá còn nhỏ chưa phân đàn. Lúc cá phân đàn thì rải lúa đều cho cá lớn, cá nhỏ cùng ăn.

Mầm lúa vừa là thức ăn trực tiếp, vừa là nguồn bổ sung vitamin cho cá. Có thể phối trộn với thức ăn tổng hợp cho cá hoặc một loại thức ăn khác phù hợp với cá nuôi, giúp cá phát triển tốt, nâng cao tỷ lệ sử dụng thức ăn.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...