| Hotline: 0983.970.780

Cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng sức chống chịu cho Cần Thơ

Thứ Sáu 19/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

TP Cần Thơ được xem là động lực cho cả vùng ĐBSCL với hàng loạt công trình tạo nên diện mạo đổi mới, chuyển động không ngừng, đặc biệt là sau 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Trao đổi với NNVN, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống nhấn mạnh xung quanh trục phát triển này.

16-46-13_chu_tich_ubnd_tp_ong_vo_thnh_thong-cn_tho_-_nh_hd
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống

Xin ông cho biết sau 2 năm triển khai NQ120 TP Cần Thơ đã đạt được những kết quả, thành tựu nổi bật nào?

Tiếp theo sau Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, thành phố đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động (số 84/KH-UBND ngày 9/5/2018), xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các sở ngành, địa phương, bảo đảm tính khoa học, khả thi; chú trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện.

Một số kết quả, thành tựu nổi bật là: Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy khởi nghiệp; nâng cao chất lượng quy hoạch, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng thực hiện thẩm định công nghệ các dự án đầu tư; thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cùng với nhiều chương trình, dự án nâng cấp đô thị tiếp tục được thực hiện nhằm nâng cao khả năng thích ứng đô thị, vừa hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đê kè cũng như các hạ tầng kỹ thuật về môi trường, góp phần nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trong bối cảnh BĐKH.

Để ứng phó trước BĐKH và bảo vệ môi trường, thành phố lựa chọn mô hình thích ứng và giải pháp nào, thưa ông?

Căn cứ theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt (tại Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ), TP Cần Thơ đã tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm Quy hoạch xử lý chất thải rắn, Quy hoạch thoát nước, Quy hoạch cấp nước. Đây là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đô thị của thành phố trong thời gian tới. Thành phố đã và đang thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt nội ô quận Ninh Kiều với công suất 30.000 m3/ngày đêm; đưa vào vận hành chính thức nhà máy đốt rác phát điện công suất 400 tấn/ngày.

Vừa qua, thành phố mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia hội đồng thẩm định, phản biện về công nghệ cho 35 dự án thuộc các lĩnh vực quan trắc nước mặt, xử lý nước thải sinh hoạt, nước rỉ rác, xử lý rác thải (rác sinh hoạt, rác y tế, rác nguy hại), công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm. Qua đó, các chuyên gia đã có nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá các công nghệ, thiết bị, từ đó khuyến khích ứng dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Bên cạnh đó, thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề về các mô hình tiết kiệm năng lượng. Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng trong các cơ quan, công sở. Thành phố xây dựng 3 mô hình thí điểm tòa nhà công sở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 5 mô hình chiếu sáng học đường tiết kiệm điện, bảo vệ thị lực cho học sinh; 4 mô hình thí điểm về sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tủ điều khiển hiện đại trong chiếu sáng công cộng tại các quận, huyện. Đầu tư thay thế, cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn LED tiết kiệm năng lượng. Xây dựng 4 mô hình thí điểm tại các sở, ban, ngành thành phố về sử dụng năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện.

Điển hình là dự án “Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị” do Ngân hàng Thế giới tài trợ, với mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu của thành phố trước những nguy cơ về ngập lụt và các ảnh hưởng từ việc đô thị hóa nhanh, không kiểm soát, cũng như tăng cường năng lực quản lý đô thị của chính quyền thành phố trong việc quản lý rủi ro thiên tai, góp phần đảm bảo vai trò TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL.

16-46-13_tp_cn_tho_-_do_thi_o_mien_song_nuoc_dbscl_-_nh_hd_1
TP Cần Thơ - đô thị ở miền sông nước ĐBSCL

Thành phố định hướng thế nào trong việc phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao?

Cần Thơ và các tỉnh trong vùng đang nỗ lực xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị quy mô lớn và tăng trưởng xanh. Thành phố phải phát huy lợi thế vị trí địa lý trung tâm vùng, là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường thủy, đường bộ và hàng không, là điểm giao lưu kinh tế lớn trong vùng Tứ giác Long Xuyên, cũng như vùng kinh tế trọng điểm toàn vùng. Nông nghiệp Cần Thơ sẽ phát triển với vai trò là trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật về SX và chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng hóa của ĐBSCL...

Thưa ông, hiện nay đâu là điểm nghẽn cần tháo gỡ?

Cùng với những kết quả đạt được, việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu, còn nhiều khó khăn, hạn chế, như: Môi trường, thông tin kinh tế - xã hội, dự án kêu gọi đầu tư, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước mạnh dạn đến thành phố đầu tư, mà chỉ ở mức thăm dò, khảo sát thị trường.

Tính liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải, thông tin, thương mại, dịch vụ, sản xuất, công nghệ của nội tại thành phố và kết nối với các tỉnh lân cận chưa đồng bộ, hoạt động logistics triển khai chậm, chưa phát huy được vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng. Do vậy có phần ảnh hưởng đến việc đầu tư của DN, nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn thành phố.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm