| Hotline: 0983.970.780

Cam Hàm Yên được giá

Thứ Ba 29/01/2013 , 09:52 (GMT+7)

Cam không chỉ được mùa (bình quân 17-20 tấn quả/ha), được giá (trên dưới 10 nghìn đồng/kg), mà còn khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Chưa năm nào người trồng cam sành huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang lại vui mừng như vụ cam năm nay: Cam không chỉ được mùa (bình quân 17-20 tấn quả/ha), được giá (trên dưới 10 nghìn đồng/kg), mà còn khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Vừa qua, cam sành Hàm Yên được Tổ chức kỷ lục Việt Nam bầu chọn là 1 trong 50 trái cây nổi tiếng, giá trị nhất Việt Nam.

Vụ cam năm nay, huyện Hàm Yên có 2.200 ha cho thu hoạch, với tổng sản lượng dự kiến đạt khoảng 40 – 50 nghìn tấn. Từ khi lọt vào “tốp” 50 trái cây nổi tiếng, giá trị nhất Việt Nam, cam sành Hàm Yên được Siêu thị Big C và các thương lái đến tận các vườn cam tổ chức thu mua.

Xã Phù Lưu – một trong những xã có diện tích trồng cam lớn nhất huyện Hàm Yên, với tổng diện tích gần 1.000 ha, hơn một tuần trở lại đây, lúc nào cũng tấp nập ô tô ra vào vận chuyển cam đi tiêu thụ. Ngày nào gia đình chị Hoàng Thị Mừng, thôn Nậm Lương, xã Phù Lưu cũng phải thuê thêm hàng chục lao động để thu hoạch và đóng gói sản phẩm cam sành. Với 2.000 cây cam sành, trong đó có 1.000 cây cho thu hoạch từ 3 vụ trở lên, 1.000 cây mới bói quả năm đầu, ước sản lượng vụ này của gia đình chị Mừng đạt 60-70 tấn quả.

Trước đây, do chưa thuận lợi về giao thông, chị phải thuê người gùi cam xuống bán với giá 1.500 đồng/kg, nay thì xe ô tô vào đến tận chân vườn, công cắt và gùi cam cũng giảm xuống còn 800 đồng/kg. Nhờ có Hội Cam sành Hàm Yên và Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, HTX Phong Lưu - Phù Lưu và các ngành chức năng của huyện làm tốt công tác tiếp thị, đặc biệt là từ khi thương hiệu Cam sành Hàm Yên trở nên nổi tiếng, được công nhận là trái cây đặc sản, chị Mừng cũng như các hộ trồng cam ở đây rất phấn khởi bởi nhận được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các nhà hàng, siêu thị, các chợ đầu mối, giá cam xuất vườn cũng cao hơn năm ngoái

Vào mùa thu hoạch cam, nhiều lao động là bà con dân tộc thiểu số ở Phù Lưu cũng có thêm thu nhập từ 100 đến 200 ngàn đồng mỗi ngày nhờ cắt và gánh cam cho các chủ vườn. Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải cũng trở nên nhộn nhịp, nhất là từ khi đường giao thông nông thôn được mở rộng. Cùng với những con đường bê tông được đầu tư xây dựng ở thôn bản, các hộ trồng cam cũng đã phối hợp với nhau đầu tư làm đường bê tông đến các khu vườn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển cam đi tiêu thụ

Hiện cam sành Hàm Yên đang được trồng ở 9 xã trong huyện: Yên Thuận, Yên Phú, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Yên Lâm, Tân Thành, Phù Lưu và thị trấn Tân Yên. Bên cạnh việc tổ chức tuyên quảng bá thương hiệu, Hội Cam sành Hàm Yên, Trung tâm Cây ăn quả huyện đã và đang cử cán bộ bám sát địa bàn cơ sở, hướng dẫn bà con thu hái quả và chăm sóc cam theo đúng quy trình kỹ thuật, xây dựng vùng cam sạch, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cùng với đó, để giúp vùng cam phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo sản phẩm cam sạch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, huyện Hàm Yên đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang và Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xây dựng mô hình trồng cam sạch tại 9 xã trong huyện.

Ông Nông Huy Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên cho biết: Cam là cây trồng chủ lực của huyện vùng cao Hàm Yên với câu “nhất cam, nhì keo, tam trâu, tứ vịt”. Hiệu quả từ trồng cam ở huyện Hàm Yên khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa sản xuất hàng hóa nông nghiệp lên một bước mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là nông thôn miền núi.  

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.