Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc xin làm thí điểm miễn thủy lợi phí cho nông dân phần nước nguồn do Cty KTCTTL cấp, còn phần tát nước từ mương chính và hồ chứa lên mương nội đồng vẫn chừa lại cho HTX làm. Việc “cắt khúc” hệ thống này, cũng như “cái đuôi” bao cấp đã tạo ra sức ỳ của trách nhiệm do quyền lợi bị thu hẹp, đó chính là nguyên nhân làm thủy lợi nội đồng bê trễ. Một số bà con ở Minh Quang đòi đóng thủy lợi phí trở lại là một dạng bức xúc ấy, chứ nông dân vốn nghèo ai dại gì xung phong đóng góp cái phần được miễn bao giờ?
Nhân đây cũng xin nói rõ, việc miễn thủy lợi phí vẫn có ý kiến khác nhau, có loại khen là khoan thư sức dân, có loại lại lo rằng cái tro tàn của bao cấp tìm cách tái sinh; người viết bài này thuộc ý kiến thứ hai. Nhưng sau hơn một năm suy nghĩ, tìm đọc, nhận thấy: Chính sách bảo hộ nông nghiệp nước nào cũng có, càng là nước phát triển thì bảo hộ càng lớn. Quá trình công nghiệp hóa, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, bản thân họ chịu áp lực thu nhập thấp ngày càng thua xa so với công nghiệp và chịu tác động môi trường tiêu cực do nó gây ra. Việc điều tiết phúc lợi từ công nghiệp sang nông nghiệp là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách công. Nhân thể xin đề nghị các nhà chính sách công lưu ý: Để công bằng, không nên lấy tiền thuế để cấp cho thủy lợi phí nông nghiệp; nếu điều tiết một phần lợi nhuận tăng trưởng cao hơn trong so sánh giữa công và nông nghiệp để trả phí thủy lợi, thì ngay cả hộ dân không dùng đến thủy lợi cũng không thể tỵ hiềm với các hộ có mức tối đa hạn điền 6 ha.
Nhằm khắc phục triệt để những “cái đuôi” chủ trương hiện nay của Vĩnh Phúc là đưa tất cả diện tích đất sản xuất nông nghiệp vào cho các Cty KTCTTL quản lý, có Chúng tôi nhận thấy chính sách công về thủy lợi vừa đổi mới và đang hoàn thiện của Vĩnh Phúc là khoan thư sức dân và rất hay. Nhân thể xin kiến nghị ngành Điện lực cần học tập, cần thu nhận hệ thống dịch vụ điện tại các HTX vào hệ thống của mình để có sự công bằng. Như hiện tại, nông dân vừa phải trả tiền giá điện, vừa phải trả công cho những người sửa chữa và đi thu tiền điện cho công ty Nhà nước nên thường là cao gấp rưỡi, gấp hai so với dân thành thị.
trách nhiệm cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích của nông dân, nghĩa là nước về đến ruộng và bờ ruộng; chấm dứt vai trò của hệ thống thủy nông HTX đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua. Đồng thời, công ty sẽ nhận những cán bộ thuỷ nông của HTX vào làm việc cho công ty, có đóng bảo hiểm xã hội, hỗ trợ đào tạo, hưởng lương hàng tháng theo chế độ nhà nước. Các cán bộ thuỷ nông mà trên thực tế là cả BQL HTX Dịch vụ và Nông nghiệp cho biết họ rất phấn khởi với chủ trương này. Từ mức lương tháng khoảng 200.000đ, hiện tại họ sẽ được nhận từ 400.000đ đến 700.000 đ/tháng tùy theo trách nhiệm và lao động, lại được đóng bảo hiểm xã hội, thành người Nhà nước - cái điều mà họ vẫn “ấm ức” khi so sánh với cống hiến bên chính quyền xã. Ngay cả bên chính quyền cũng chia vui với các đồng sự nhưng không đồng hưởng bấy lâu. Ông Trần Quang Đáp - Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết “Sáp nhập như thế thì công ty khai thác càng có trách nhiệm hơn. Nước đến đâu chúng tôi mới xác nhận đến đấy, có xác nhận của chúng tôi, hợp đồng cung cấp nước của công ty với từng thôn mới có giá trị”.
Là tỉnh đi đầu cả nước về việc thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông dân, vì thế Vĩnh Phúc gặpkhông ít khó khăn, vướng mắc. Trong khi tìm hiểu vấn đề tại Cty KTCTTL Tam Đảo, chúng tôi đã thấy các chuyển động tích cực về nhân sự; UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang can thiệp khẩn trương với Sở Nội vụ và BHXH tỉnh để biến chủ trương thành hiện thực. Cty cũng đang tiến hành tiếp tục kiên cố hóa và sửa chữa các kênh nội đồng vừa tiếp nhận từ các HTX, trong đó có 9 km kênh N3-1 Xạ Hương của xã Minh Quang như thể một sự khắc phục ngay lập tức những bức xúc của dân mà NNVN đã nêu.
Hồng Văn