| Hotline: 0983.970.780

Cán bộ trẻ, nuôi "gà già"

Thứ Hai 09/03/2015 , 10:30 (GMT+7)

Kỹ sư chăn nuôi Đỗ Văn Tuân (SN 1988) tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, Hải Dương sau khi ra trường đã chọn một hướng đi khá triển vọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của mình. 

Đó là vừa làm cán bộ khuyến nông viên cơ sở, vừa trực tiếp chăn nuôi gia cầm tại nhà.

Mới 27 tuổi anh đã vừa học vừa làm được 7 năm và tạo lập cho mình một cơ ngơi khá vững chắc (một trang trại chăn nuôi và cửa hàng buôn bán với tổng diện tích 1 ha ngay đường quốc lộ 183). Doanh thu của anh từ kinh doanh và chăn nuôi gia cầm lên tới trên 300 triệu đ/năm.

Tìm hiểu về chặng đường tiến thân của Tuân được biết từ nhỏ anh đã có niềm đam mê với việc chăn nuôi của gia đình. Lớn lên anh quyết tâm theo học ngành nông nghiệp. Từ khi còn là SV Trường CĐ Nông lâm Bắc Giang (nay là ĐH), Tuân đi sâu vào tìm hiểu thực tế ở các trại gà giống, Cty, viện nghiên cứu gia cầm… Anh tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm ấp trứng, kỹ thuật nuôi úm gà con, chọn giống, các loại thức ăn cho gà thịt…

Và rồi, anh trở thành chàng kỹ sư của bà con cô bác quê anh lúc nào không biết. Anh tìm mua gà “chuẩn” từ các trại giống mang về cho bà con quê mình chăn nuôi, hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật… Vừa học vừa làm, sau khi tốt nghiệp hệ CĐ, cảm thấy kiến thức vẫn chưa đủ, chưa sâu, anh quyết tâm thi tiếp vào hệ ĐH liên thông, chuyên ngành chăn nuôi - thú y. Trong lớp học anh là một trong số những SV ham học nhất, được tham gia các đề tài, dự án cùng thầy cô để nâng cao chuyên môn.

Những lứa gà anh nuôi thường cho lợi nhuận từ 40 - 60 triệu đồng, doanh thu mỗi năm từ nuôi gà thịt 150 triệu đồng. Đó là anh còn khiêm tốn chưa kể đến nguồn thu nhập từ việc bán giống, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Đây là tiền đề vững chắc, là bước đà để Tuân thành công hơn nữa.

Năm 2010 khi chính thức được nhận tấm bằng ĐH, trở thành một kỹ sư chăn nuôi, anh về quê làm cán bộ khuyến nông xã, đồng thời đầu tư nuôi hàng nghìn con gà mỗi lứa. Rất nhiều đồng nghiệp và người chăn nuôi các nơi về thăm mô hình nuôi gà thịt của anh để học hỏi kinh nghiệm. Anh bày kế, chọn thời điểm thích hợp nhập đàn sao cho lúc bán sẽ được giá…

Từ thực tế nuôi gà thường xuyên hàng năm anh đã tìm tòi, thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm độn chuồng đơn giản mà hiệu quả gồm trấu, cát và vôi tả, giúp cho việc vệ sinh chuồng trại đơn giản, hiệu quả hơn. Cách làm này đã được rất nhiều người nuôi gà áp dụng theo và khá thành công. Quan trọng hơn là anh còn có kinh nghiệm lựa chọn thời điểm vào đàn nuôi gà thịt sao cho lúc bán sẽ được giá hay cách chọn thuốc, vacxin phòng bệnh đạt hiệu quả…

Hiện tại, khi đã xây dựng một cơ ngơi, trang trại rộng cho mình anh vẫn tiếp tục nuôi gà thịt, vịt đẻ, trồng cây, thả cá. Anh cho biết thêm, trong thời gian tới sẽ mở quầy thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi với quy mô lớn để phục vụ bà con. Đồng thời, học hỏi thêm kỹ thuật ấp trứng, SX những lô gà giống chuẩn để khép kín một chu trình chăn nuôi.

Tuân tự tin và yên tâm hơn khi bên mình có một người vợ cùng ngành luôn song hành và hỗ trợ, cùng anh làm kinh tế trang trại. Anh thổ lộ, khi mới nuôi gà anh đã từng thất bại nhưng giờ đây kinh nghiệm đã đến lúc chín muồi thì anh luôn tự tin. Cũng chính vì thế mà anh đầu tư xây dựng trang trại chứ không như người khác có vốn là bỏ chăn nuôi xây biệt thự...

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm