| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh công nghệ nuôi tôm hùm trên... bờ

Thứ Ba 13/11/2018 , 06:05 (GMT+7)

Lâu nay tôm hùm chủ yếu thả nuôi trong lồng bè trên biển, chứ chưa thấy ai nuôi tôm trên bờ. Nhưng nay, các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện 3) đã mở ra “cánh cửa mới” khi thả nuôi trong bể xi măng trên bờ.

Kết quả ban đầu của mô hình rất khả quan với tỷ lệ sống tôm hùm đạt khá cao. Không những thế tôm nuôi trong bể có chất lượng tốt như vỏ mỏng, sạch, không bị đen bụng, đen mang, khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay.

Đó là kết quả đề tài nghiên cứu trong 3 năm (2016 - 2018) về quy trình công nghệ nuôi tôm hùm trong bể tuần hoàn nước bằng thức ăn công nghiệp do Tiến sĩ Mai Duy Minh, Viện 3 thực hiện.

Nuôi tôm hùm trong bể xi măng
13-39-26_
13-39-26_b
Hệ thống bể nuôi được thiết kế tuần hoàn nước chảy khép kín. Nước trong bể nuôi được thu gom xử lý bằng hệ thống lọc làm trong và làm sạch nước. Sau đó nước này sẽ được bơm trở lại bể nuôi liên tục, nên ít lấy thêm nguồn nước tự nhiên
13-39-26_c
13-39-26_d
Trong bể đặt các tấm lưới, nhằm cho tôm bám nghỉ ngơi và trú ẩn sau bữa ăn
13-39-26_e
Thức ăn cho tôm là thức ăn công nghiệp, được nhóm nghiên cứu sản xuất tại chỗ, thay cho thức ăn tươi
13-39-26_f
13-39-26_g
13-39-26_h
Chất lượng tôm nuôi trong bể có vỏ mỏng, sạch, không bị đen bụng, đen mang, khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay
13-39-26_i
13-39-26_j
13-39-26_k
Lợi thế nuôi tôm trong bể dễ chăm sóc và kiểm tra tôm, không cần phải lặn xuống biển như nuôi truyền thống
13-39-26_m
13-39-26_l
Sau 18 tháng thả nuôi, tôm hùm bông đạt 0,5-0,8 kg/con, tỉ lệ sống 54 - 76%. Còn tôm xanh sau 11 thả nuôi đạt 0,2-0,5 kg/con, tỉ lệ sống 72-84%. Bên cạnh đó tôm có vỏ mỏng, sạch, không bị đen bụng đen mang; có khả năng đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch. Chi phí thức ăn khoảng 300.000-400.000 đ/kg tôm (tùy cỡ tôm)

Xem thêm
Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi

Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Giá sầu riêng trái vụ tăng mạnh. Hàng thủ công mỹ nghệ hướng tới kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD. Cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Ngành chè đổi mới, hướng sự tập trung đến giới trẻ

Để mở ra con đường thương mại mới cho ngành chè Việt Nam, nhiều chuyên gia kiến nghị cần hướng sự tập trung tới giới trẻ bằng các dòng sản phẩm như trà Ô Long, bột matcha...