| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh dỡ chà bắt cá ăn tết của người dân miền Tây

Chủ Nhật 27/01/2019 , 13:05 (GMT+7)

Dỡ chà ăn tết là nét văn hóa xưa nay của người dân miền Tây, cứ gần tết người dân chất những đống chà ven ở các sông rạch để dẫn dụ cá vào ở rồi tiến hành bao lưới để bắt cá, tôm.

Càng những ngày cận tết người dân miền Tây càng nhộn nhịp với nghề dỡ chà vừa có cá ăn, số còn lại bắt bán để sắm sửa trong gia đình chuẩn bị tết.


 

Theo ngư dân Trung Văn Ngoán, có hơn 40 năm trong nghề dỡ chà ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai – TP.Cần Thơ cho biết, thông thường chất được đống chà ven trên sông, rạch phải rộng từ 50-60m2, người dân dùng nhiều loại nhánh cây như trâm bầu, xoài, tre, mít, dâu, ổi… Trước khi dỡ khoảng 15 ngày thì rải vào đống chà cám trộn với đất sét, gạo ủ, hèm, thức ăn viên để dụ cá, tôm vào ăn và trú ngụ. Bình quân một đống chà dỡ được 4 lần/năm, mỗi lần có thể bắt từ 500 kg đến 1 tấn cá, tôm (tùy theo mùa).

10-35-24_nh_1
Đống chà chất ven sông Ô Môn chuẩn bị dở bắt cá
10-35-24_nh_4
10-35-24_nh_2
Kiểm tra lưới trước khi bao đống chà
10-35-24_nh_5
Khi bao lưới xong, mọi người phân công nhau, kẻ nhổ cọc, tháo rượng, người dỡ chà và thu hẹp dần vòng lưới lại để gom bắt cá. Bình quân một đóng chà cần từ 7 - 10 người có tay nghề để dỡ suốt khoảng 2 tiếng đồng hồ mới xong
10-35-24_nh_6
Những ngư dân dỡ chà ăn vội bữa cơm để bắt tay vào công việc
10-35-24_nh_10
10-35-24_nh_9
10-35-24_nh_8
Chà được người tham gia lặn rút lên và chuyền tay nhau đưa ra ngoài lưới
10-35-24_nh_11
Thường dỡ xong đống chà phải mất 7-8 giờ đồng hồ, vì vậy người dỡ phải chịu đựng lạnh giỏi
10-35-24_nh_14
10-35-24_nh_15
Niềm vui của người dỡ chà là bắt được nhiều cá
10-35-24_nh_17
Dân dỡ chà rất quý cá sông và cá đồng, họ gọi đó là cá tự nhiên để phân biệt với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Mặc dù công việc dỡ chà vô cùng vất vả, gặp những hôm sương mù gió lạnh, nhiều người phải cởi áo, uống rượu hoặc nước mắm biển trước khi xuống nước cho đỡ lạnh nhưng họ ít khi nào nhận thù lao bằng tiền mà chỉ nhận cá mang về. Sau một ngày vất vả, họ thích ngồi bên nhau để chia sẻ những vui buồn và tận hưởng miếng ngon mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho họ
10-35-24_nh_18
Nghề chất chà trên sông rạch có một tập tục rất hay, nói đúng hơn là một nét đẹp văn hóa coi đây là cách đánh bắt truyền thống không làm ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vừa gắn kết với cộng đồng vừa mang tính đặc thù của miền quê sông nước.
10-35-24_nh_16
Đặc biệt lần dỡ chà cuối năm, dù ít dù nhiều, chủ nhà bao giờ cũng dành ra những con cá ngon nhất để làm quà cho anh em đã “đồng lao cộng khổ” mang về ăn Tết nhằm thể hiện tình làng nghĩa xóm lúc nào cũng tròn đầy và mang tính nhân văn rất đậm nét.
10-35-24_nh_19
Cho đến hôm nay, dỡ chà ăn Tết vẫn là một thú vui dân dã, tuy không nhộn nhịp, rôm rả như ngày xưa nhưng dỡ xong, anh em cũng quay quần bên nhau, kẻ nướng cá, người xuống bếp, tưng bừng chuẩn bị cho tiệc vui như một ngày hội. Mọi người tha hồ lai rai cho tới xế chiều.

 

Xem thêm
Cần tạo ra môi trường mới để phát triển khoa học công nghệ

Cần tạo ra môi trường mới để phát triển khoa học công nghệ. Nafoods Group trao 110 suất quà cho người nghèo Nghệ An. Gia Lai chưa có xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Giá tiêu đồng loạt loạt giảm.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

Chi phí tăng cao, người trồng cúc Tết lo thua lỗ

Thái Nguyên Nông dân làng hoa xóm Cậy (Thái Nguyên) phải đối mặt với nhiều nỗi lo khi chi phí đầu vào tăng 30-40% so với mọi năm trong khi giá bán giảm, thời tiết khô hanh, mưa ít khiến hoa nở sớm…