| Hotline: 0983.970.780

Cần chính sách cho cây gỗ lớn

Thứ Sáu 19/12/2014 , 10:22 (GMT+7)

Nếu không có chiến lược đầu tư cho các giống lâm nghiệp gỗ lớn chất lượng, ngành lâm nghiệp sẽ bị “keo hóa”!

GS.TS Nguyễn Xuân Quát (ảnh) (Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng) cảnh báo như vậy trước nguy cơ khắp nơi phát triển tràn lan bạch đàn, đặc biệt là keo lai.

Thưa giáo sư, ông đánh giá thế nào về công tác nghiên cứu lâm nghiệp hiện nay?

Thời gian qua, chúng ta cũng có những thành tựu trong nghiên cứu về lâm nghiệp. Trong điều kiện đầu tư chưa tương xứng, cơ chế còn bất cập, người làm nghiên cứu lĩnh vực lâm nghiệp đạt được như vậy theo tôi cũng là tốt rồi.

Bởi nghiên cứu lâm nghiệp có đặc thù rất đặc biệt so với các ngành khác, đụng tới cả KT-XH, môi trường, chu kỳ nghiên cứu quá dài, địa bàn nghiên cứu rất rộng, điều kiện nghiên cứu hết sức khó khăn. Một số cây mọc nhanh, kể cả cây gỗ lớn chúng ta cũng đã có bộ giống chọn tạo được rất tốt. Vấn đề là chưa có chính sách để đưa nó ra SX bởi nhiều nguyên nhân.

Một đất nước từng được đánh giá có lợi thế về tài nguyên rừng, vậy nhưng ngành SX đồ gỗ hàng năm vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu với khối lượng lớn. Theo ông đâu là nguyên nhân của thực trạng này?

Chúng ta có những giống cây gỗ lớn bản địa mọc nhanh, sinh khối lớn và có chất lượng, hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh, nhưng chính sách cho cây gỗ lớn lại vô cùng ít. Cây bản địa nói chung mọc chậm, chậm cho sản phẩm, và nghiên cứu để ra được một giống cũng đòi hỏi công phu.

Thế nhưng lâu nay lại muốn cơ quan nghiên cứu khoa học cứ phải có sản phẩm ngay, đề tài nghiên cứu thì chỉ 3 năm, 5 năm nên không ra được giống. Thế nên ông nào cũng chỉ nhăm nhăm làm keo, bạch đàn, đây vốn là cây ưa sáng, mọc nhanh nên làm cái là ăn ngay. Vì vậy bây giờ số lượng giống keo, giống bạch đàn trồng ngắn hạn để bán dăm gỗ thì nhiều vô kể, nhưng giống cây gỗ lớn, cho ra gỗ xẻ giá trị cao thì không tìm đâu ra.

Hiện nay khắp nơi đâu đâu cũng chỉ trồng keo lai, bạch đàn. Nếu không khéo, 10 hay 15 năm nữa thôi, ngành lâm nghiệp Việt Nam sẽ bị “keo hóa” tất. Tới lúc đó chưa nói tới chuyện nâng cao giá trị ngành lâm nghiệp, mà môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp sẽ đối mặt với không ít vấn đề.

Vậy Việt Nam hiện nay có các giống gỗ lớn có chất lượng nào có triển vọng không, thưa ông?

Có nhiều chứ. Đến nay chúng ta đã chọn tạo, dự tuyển được khoảng 146 loài và giống cây lâm nghiệp, trong đó có khoảng gần 60 loài và giống có thể phục vụ tốt cho rừng sản xuất. Đi kèm với đó là khoảng gần 4.000 ha vườn giống, 900 vườn ươm, trong đó có 230 ha vườn cây đầu dòng...

Tuy nhiên, như đã nói, do nhiều cơ chế mà việc nghiên cứu, mức độ cải thiện giống còn thấp, chỉ tự chọn lọc ở rừng chuyển hóa ra mà thôi, chứ chưa được lai tạo, chưa được nhân giống bằng công nghệ cao, đặc biệt là chưa có cải thiện bằng công nghệ di truyền, mà bây giờ muốn có giống chất lượng cao nhất quyết phải có cải thiện bằng công nghệ di truyền.

Hiện chúng tôi đang đề xuất đầu tư để nghiên cứu chọn tạo sâu nhằm cho ra giống cây gỗ lớn đối với một số loài như cây mỡ, sa mộc, dổi xanh, dổi ăn hạt... Đây là những loài gỗ lớn, nếu cho ra được giống tốt thì tốc độ phát triển không kém nhiều so với keo lai, keo tai tượng hay bạch đàn, chu kỳ khai thác chỉ khoảng 10-12 năm đã có gỗ lớn.

go-lon190326175
Mô hình trồng cây gỗ lớn (dổi xanh) tại xã Tà Lẻng, TP Điện Biên. Ảnh: Vũ Sinh

Ông nói nghiên cứu về lâm nghiệp có tính đặc thù rất cao, nên phải có cơ chế đặc thù, cụ thể như cơ chế gì?

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, ngay ở quyết định thành lập của Chính phủ cũng đã nói rõ là cơ quan nghiên cứu đầu ngành hạng đặc biệt, nhưng cơ chế, chính sách cho Viện thì không có gì đặc biệt cả. Đội ngũ cán bộ trẻ nhiều, nhưng trong khi các nhà khoa học đầu ngành dần dần đã hết vẫn chưa thấy lực lượng kế tục. Điều này do thu nhập cán bộ thấp quá, cán bộ trẻ không còn tâm huyết.

Về đầu tư thì nhiều năm qua liên tục giảm, trước đây mỗi năm 10-15 đề tài nay chỉ còn 4-5 đề tài. Đầu tư hạ tầng, phòng thí nghiệm trọng điểm chưa tới nơi tới chốn. Đặc biệt đất đai nghiên cứu, thực nghiệm cũng không. Nghiên cứu giống lâm nghiệp mà không có đất thì làm thế nào đây?

Về đề tài nghiên cứu, nhất quyết phải chuyển sang dài hạn, nối pha, chứ không thể 3 năm, 5 năm lại nghiệm thu đề tài được. Làm giống lâm nghiệp mà 3 năm thì làm sao có thể ra được giống!

Xin cảm ơn giáo sư!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm